Kiểm tra Lịch sử 9 Chân trời sáng tạo bài 4: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)

Câu 1: Điểm tương đồng về nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự bùng nổ của hai cuộc chiến tranh thế giới là gì?

A. Tư tưởng thù ghét chủ nghĩa cộng sản của các nước Mĩ, Anh, Pháp.

B. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thị trường, thuộc địa.

C. Mâu thuẫn giữa nhân dân các nước thuộc địa với các nước đế quốc, thực dân.

D. Lực lượng phát xít thắng thế và lên cầm quyền ở một số nước Âu - Mĩ.

Câu 2: Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã có tác động như thế nào đến hệ thống tư bản chủ nghĩa?

A. Củng cố sự vững mạnh của hệ thống tư bản chủ nghĩa.

B. Làm thay đổi thế và lực trong hệ thống các nước tư bản chủ nghĩa.

C. Mở rộng ảnh hưởng của hệ thống tư bản chủ nghĩa.

D. Dẫn đến sự khủng hoảng của hệ thống tư bản chủ nghĩa.

Câu 3: Vai trò của Liên Xô, Mỹ, Anh trong chiến tranh thế giới thứ hai trong giai đoạn 1944 – 1945 là gì?

A. Lực lượng nòng cốt và quan trọng nhất trong việc đánh bại Nhật Bản.

B. Hậu phương vững chắc đánh bại chủ nghĩa phát xít Nhật Bản.

C. Lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết định tiêu diệt Nhật Bản.

D. Giữ vai trò quyết định trực tiếp trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít Đức.

Câu 4: Nội dung nào dưới đây phản ánh không đúng về Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)?

A. Chiến tranh kết thúc mở ra thời kì phát triển mới của lịch sử thế giới.

B. Liên Xô giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.

C. Là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất trong lịch sử nhân loại.

D. Chiến tranh kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của phe Đồng minh.

Câu 5: Đức xâm chiếm Tiệp Khắc vào thời gian nào?

A. Tháng 3 – 1938.

B. Tháng 5 – 1930.

C. Tháng 3 – 1939.

D. Tháng 5 – 1940.

Câu 6: Liên Xô đã làm gì để thoát khỏi nguy cơ bị Đức xâm lược?

A. Thỏa thuận tại Hội nghị Muy – ních.

B. Kí Hiệp ước không xâm phạm nhau với Đức.

C. Thực hiện cam kết bảo vệ độc lập đất nước.

D. Xâm lược các nước châu Âu.

Câu 7: Đức tấn công Ba Lan vào thời gian nào?

A. Ngày 1 – 9 – 1939.

B. Ngày 28 – 8 – 1939.

C. Ngày 4 – 9 – 1939.

D. Ngày 3 – 9 – 1939.

Câu 8: Đức tấn công Liên Xô vào thời gian nào?

A. Ngày 1 – 9 – 1939.

B. Ngày 22 – 6 – 1940.

C. Ngày 22 – 6 – 1941.

D. Ngày 3 – 9 – 1939.

Câu 9: Nhật Bản tấn công hạm đội Mĩ ở Trân Châu cảng vào thời gian nào?

A. Tháng 6 năm 1941.

B. Tháng 12 năm 1941.

C. Tháng 9 năm 1939.

D. Tháng 1 năm 1943.

Câu 10: Ngày 6 và ngày 9/8/1945, Mĩ ném bom nguyên tử xuống hai thành phố nào của Nhật Bản?

A. Na-gôi-a, Tô-ki-ô.                                  

B. Tô-ki-ô, Ô-xa-ca.

C. Hi-rô-si-ma, Na-ga-xa-ki.                                  

D. Hi-rô-si-ma, Na-gôi-a.

Câu 11: Ngày 15/8/1945 đã diễn ra sự kiện lịch sử nào trong tiến trình cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Mĩ thả bom nguyên tử xuống Nhật Bản.

B. Hồng quân Liên Xô đánh bại một triệu quân Quan Đông của Nhật.

C. Nhật Bản chấp nhận đầu hàng Đồng minh không điều kiện.

D. Quân Đồng minh truy kích phát xít Nhật.

Câu 12: Liên Xô tuyên chiến với Nhật vào thời gian nào?

A. Ngày 9 – 6 – 1942.

B. Ngày 12 – 6 – 1942.

C. Ngày 8 – 8 – 1945.

D. Ngày 8 – 6 – 1945.

Câu 13: Tháng 8/1945, Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của phe nào?

A. Phe Liên minh.                   

B. Phe Hiệp ước.

C. Phe phát xít.             

D. Phe Đồng minh.

Câu 14: Trận phản công tại Xta-lin-grát (Liên Xô) diễn ra trong khoảng thời gian nào?

A. Từ tháng 11 – 1942 đến tháng 02 – 1943.

B. Từ tháng 09 – 1942 đến tháng 02 – 1943.

C. Từ tháng 06 – 1941 đến tháng 02  – 1942.

D. Từ tháng 09 – 1942 đến tháng 05 – 1943.

Câu 15: Giai đoạn đầu của Chiến tranh thế giới thứ hai ưu thế thuộc về phe nào?

A. Ưu thế thuộc về phe Anh, Pháp, Mĩ.

B. Ưu thế thuộc về phía Liên xô.

C. Ưu thế thuộc về phe xít Đức, I-ta-li-a, Nhật.

D. Cả hai bên ở thế cầm cự.

Câu 16: Ở châu Á năm 1940, Nhật Bản đã chiếm được vùng nào?

A. Đông Nam Á.

B. Ba nước Đông Dương,

C. Tây Á.

D. Trung Á.

Câu 17: Đâu không phải là nguyên nhân chính dẫn đến cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai 1939 - 1945?

A. Đức muốn làm bá chủ Châu Âu và thống trị thế giới.

B. Sự xuất hiện chủ nghĩa Phát xít.

C. Chính sách thỏa hiệp, nhượng bộ phát xít của các nước (Anh, Pháp, Mỹ).

D. Do hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933).

Câu 18: Sự kiện nào đánh dấu Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc ở châu Âu?

A. Đức kí văn bản đầu hàng không điều kiện.

B. Nhật Bản tuyên bố đầu hàng Đồng minh không điều kiện.

C. Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống hai thành phố của Nhật Bản.

D. Liên Xô đánh bại đạo quân chủ lực của Nhật Bản ở Đông Bắc Trung Quốc.

Câu 19: Việc Nhật Bản đầu hàng không điều kiện có ý nghĩa như thế nào?

A. Quân Nhật chính thức ngừng chiến đấu trên các mặt trận.

B. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc trên toàn thế giới.

C. Các nước thuộc địa của Nhật được giải phóng.

D. Khẳng định sức mạnh của Liên Xô và Mĩ.

Câu 20: Trong tiến trình Chiến tranh thế giới thứ hai, chiến thắng nào của quân Đồng minh tạo nên bước ngoặt làm xoay chuyển tình thế chiến tranh?

A. Chiến thắng Xta-lin-grát (2-2-1943).

B. Chiến thắng Liên quân Anh, Mĩ đổ bộ vào Bắc Pháp (6-6-1944).

C. Chiến thắng của Hồng quân Liên xô trong chiến dịch công phá Béc- lin (9-5-1945).

D. Mĩ ném bom nguyên tử vào Nhật Bản (ngày 6 và 9-8-1945).

Câu 21: Sự kiện Nhật Bản đầu hàng Đồng minh không điều kiện (15-8-1945) đã có tác động như thế nào đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam?

A. Tạo thời cơ khách quan cho cách mạng tháng Tám giành thắng lợi nhanh chóng, ít đổ máu.

B. Tạo tình thế mới để Việt Nam đứng lên đấu tranh chống Nhật.

C. Tạo điều kiện cho Việt Nam đứng về phe Đồng minh chống phát xít.

D. Tạo thời cơ để cách mạng tháng Tám đánh bại chế độ phong kiến Bảo Đại.

Câu 22: Nhận định nào Đúng nhất về Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) đối với Lịch sử nhân loại trong thế kỉ XX?

A. Cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa, gây thiệt hại to lớn về người và của cải.

B. Cuộc chiến tranh lớn nhất, kéo dài nhất, khốc liệt nhất và tàn phá nặng nề nhất.

C. Gây nhiều đau khổ, mất mát cho nhân loại và thiệt hại lớn nhất về vật chất.

D. Chiến tranh chứng tỏ các nước không thể điều hòa và giải quyết các mâu thuẫn.

Câu 23: Liên Xô đã có thái độ như thế nào với các nước phát xít?

A. Coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm và ngay lập tức tuyên chiến với phát xít Đức.

B. Coi chủ nghĩa phát xít là đối tác trong cuộc chiến chống các nước đế quốc Anh, Pháp, Mĩ.

C. Lo sợ chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nên nhân nhượng với các nước phát xít.

D. Coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nên chủ trương liên kết với các nước Anh, Pháp để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh.

Đáp án tham khảo:

Câu 1: B. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thị trường, thuộc địa.
Giải thích: Nguyên nhân sâu xa của cả hai cuộc chiến tranh thế giới là mâu thuẫn giữa các nước đế quốc trong việc phân chia thị trường và thuộc địa, dẫn đến các xung đột không thể điều hòa.

Câu 2: B. Làm thay đổi thế và lực trong hệ thống các nước tư bản chủ nghĩa.
Giải thích: Sau chiến tranh, Mỹ nổi lên là cường quốc tư bản hàng đầu, trong khi các nước châu Âu suy yếu nghiêm trọng, làm thay đổi thế và lực trong hệ thống tư bản.

Câu 3: D. Giữ vai trò quyết định trực tiếp trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít Đức.
Giải thích: Giai đoạn 1944-1945, Mỹ, Anh, và Liên Xô là lực lượng chính tiêu diệt chủ nghĩa phát xít Đức, đặc biệt trong chiến dịch ở châu Âu.

Câu 4: D. Chiến tranh kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của phe Đồng minh.
Giải thích: Phe Đồng minh đã giành chiến thắng trong Chiến tranh thế giới thứ hai, không phải thất bại như nội dung trên.

Câu 5: C. Tháng 3 – 1939.
Giải thích: Đức xâm chiếm toàn bộ Tiệp Khắc vào tháng 3-1939, sau khi chiếm Sudetenland trước đó vào năm 1938.

Câu 6: B. Kí Hiệp ước không xâm phạm nhau với Đức.
Giải thích: Để tránh nguy cơ bị Đức tấn công, Liên Xô ký Hiệp ước Molotov-Ribbentrop với Đức vào tháng 8-1939.

Câu 7: A. Ngày 1 – 9 – 1939.
Giải thích: Ngày 1-9-1939, Đức tấn công Ba Lan, mở màn Chiến tranh thế giới thứ hai.

Câu 8: C. Ngày 22 – 6 – 1941.
Giải thích: Ngày 22-6-1941, Đức phát động chiến dịch Barbarossa, tấn công Liên Xô.

Câu 9: B. Tháng 12 năm 1941.
Giải thích: Ngày 7-12-1941, Nhật Bản tấn công hạm đội Mỹ tại Trân Châu Cảng, khiến Mỹ tham chiến.

Câu 10: C. Hi-rô-si-ma, Na-ga-xa-ki.
Giải thích: Ngày 6 và 9-8-1945, Mỹ ném bom nguyên tử xuống hai thành phố Hi-rô-si-ma và Na-ga-xa-ki của Nhật Bản.

Câu 11: C. Nhật Bản chấp nhận đầu hàng Đồng minh không điều kiện.
Giải thích: Ngày 15-8-1945, Nhật Bản tuyên bố đầu hàng không điều kiện, đánh dấu sự kết thúc chiến tranh ở châu Á.

Câu 12: C. Ngày 8 – 8 – 1945.
Giải thích: Ngày 8-8-1945, Liên Xô tuyên chiến với Nhật Bản, hỗ trợ quân Đồng minh tiêu diệt Nhật.

Câu 13: C. Phe phát xít.
Giải thích: Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với thất bại hoàn toàn của phe phát xít Đức, Ý, và Nhật.

Câu 14: B. Từ tháng 09 – 1942 đến tháng 02 – 1943.
Giải thích: Trận phản công tại Xta-lin-grát diễn ra từ tháng 9-1942 đến tháng 2-1943, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong chiến tranh.

Câu 15: C. Ưu thế thuộc về phe phát xít Đức, I-ta-li-a, Nhật.
Giải thích: Giai đoạn đầu chiến tranh (1939-1941), phe phát xít chiếm ưu thế nhờ các cuộc tấn công chớp nhoáng.

Câu 16: B. Ba nước Đông Dương.
Giải thích: Năm 1940, Nhật chiếm Đông Dương, biến nơi đây thành căn cứ quân sự quan trọng.

Câu 17: D. Do hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933).
Giải thích: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới là nguyên nhân quan trọng nhưng không phải nguyên nhân chính dẫn đến chiến tranh.

Câu 18: A. Đức kí văn bản đầu hàng không điều kiện.
Giải thích: Ngày 7-5-1945, Đức ký văn bản đầu hàng không điều kiện, kết thúc chiến tranh ở châu Âu.

Câu 19: B. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc trên toàn thế giới.
Giải thích: Sự kiện Nhật Bản đầu hàng không điều kiện ngày 15-8-1945 đánh dấu sự kết thúc chiến tranh trên toàn thế giới.

Câu 20: A. Chiến thắng Xta-lin-grát (2-2-1943).
Giải thích: Chiến thắng tại Xta-lin-grát là bước ngoặt lớn, đẩy lùi phe phát xít và làm xoay chuyển cục diện chiến tranh.

Câu 21: A. Tạo thời cơ khách quan cho cách mạng tháng Tám giành thắng lợi nhanh chóng, ít đổ máu.
Giải thích: Nhật đầu hàng đã tạo thời cơ để cách mạng Việt Nam giành chính quyền mà không cần đối đầu với quân đội Nhật.

Câu 22: B. Cuộc chiến tranh lớn nhất, kéo dài nhất, khốc liệt nhất và tàn phá nặng nề nhất.
Giải thích: Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc chiến tranh lớn nhất trong lịch sử nhân loại, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và của cải.

Câu 23: D. Coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nên chủ trương liên kết với các nước Anh, Pháp để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh.
Giải thích: Liên Xô luôn coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm và chủ trương hợp tác quốc tế để chống lại sự bành trướng của phát xít.

Tìm kiếm tài liệu học tập Lịch sử 9 tại đây

 

 

 

 

Chia sẻ bài viết
Bạn cần phải đăng nhập để đăng bình luận
Top