Câu 1: Ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới trong thế kỉ XX là
A. Liên Xô, Mĩ và Nhật Bản.
B. Mĩ, Liên Xô và Anh.
C. Mĩ, Nhật Bản và Trung Quốc.
D. Mĩ, Nhật Bản và Tây Âu
Câu 2: Xu thế phát triển của thế giới sau Chiến tranh lạnh tạo ra:
A. Trật tự thế giới “đa cực”, với sự vươn lên của nhiều cường quốc.
B. Thời cơ và thách thức với mỗi quốc gia, dân tộc.
C. Điều kiện để các nước tập trung phát triển kinh tế, xây dựng sức mạnh quốc gia tổng hợp.
D. Xung đột quân sự, khủng bố li khai ở nhiều khu vực trên thế giới.
Câu 3: Liên Xô tan rã vào thời gian nào?
A. 25/12/1991.
B. 15/11/1994.
C. 19/10/1990.
D. 13/04/1993.
Câu 4: Biển hiện nào dưới đây không phản ánh đúng xu thế phát triển của thế giới sau chiến tranh lạnh?
A. Hòa bình, hợp tác và phát triển là xu thế chủ đạo của thế giới.
B. Các quốc gia đều lấy phát triển kinh tế làm trung tâm.
C. Trật tự thế giới đơn cực được xác lập trong quan hệ quốc tế.
D. Sự vươn lên cạnh tranh của các trung tâm kinh tế trong trật tự thế giới mới.
Câu 5: Một trong những di chứng của chiến tranh lạnh còn tồn tại ở thế kỷ XXI là:
A. Cuộc chạy đua vũ trang giữa các cường quốc.
B. Sự cạnh tranh về kinh tế giữa các cường quốc.
C. Đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.
D. Sự bùng nổ xung đột do tranh chấp lãnh thổ
Câu 6: Lĩnh vực nào được các nước lấy làm trọng tâm?
A. Quân sự.
B. Kinh tế.
C. Chính trị.
D. Tư tưởng.
Câu 7: Ý nào sau đây không phảu là tác động dẫn đến sự ra đời của trật tự thế giới mới?
A. Trật tự hai cực sụp đổ.
B. Sự bành trướng của Mĩ.
C. Sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học - kĩ thuật.
D. Xu thế toàn cầu hoá.
Câu 8: Nếu trong Chiến tranh lạnh, các nước chạy đua vũ trang thì đến giai đoạn 1991 cho tới nay, các nước cạnh tranh theo cách nào?
A. Cạnh tranh thuộc địa.
B. Cạnh tranh sức mạnh tổng hợp.
C. Cạnh tranh khí tài quân sự.
D. Cạnh tranh thị trường lao động.
Câu 9: Từ năm 1991 đến nay, thế giới chủ yếu phát triển theo mấy xu hướng?
A. Một.
B. Hai.
C. Ba.
D. Bốn.
Câu 10: Đâu không phải là mối quan hệ giữa các nước Tây Âu, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Liên Bang Nga,…?
A. Luôn gây hấn và xung đột vũ trang.
B. Hợp tác và cạnh tranh.
C. Tiếp xúc và kiềm chế.
D. Mâu thuẫn và đồng thuận.
Câu 11: Tham vọng của Mỹ trong thập niên cuối thế kỉ XX là gì?
A. Xác lập và duy trì trật tự đơn cực.
B. Muốn lấy lại các thuộc địa trước kia.
C. Trở thành cường quốc công nghiệp số 1 thế giới.
D. Lật đổ tất cả các nước theo chế độ chủ nghĩa xã hội.
Câu 12: Nguyên nhân nào khiến tham vọng bá chủ thế giới của Mĩ tan vỡ?
A. Các nước thuộc địa đứng lên giải phóng.
B. Nền kinh tế của Mĩ đang có dấu hiệu suy giảm.
C. Chủ nghĩa xã hội trở thành xu hướng mới trên thê giới.
D. Sự trỗi dậy của Trung Quốc và sự phục hồi của Nga.
Câu 13: Những năm đầu thế kỉ XXI, nền kinh tế của nước Nga có gì thay đổi?
A. Dần dần hồi phục và phát triển.
B. Có sự phát triển nhưng vẫn còn khủng hoảng.
C. Khủng hoảng trầm trọng.
D. Tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn ở mức âm.
Câu 14: Mĩ đã sử dụng chiêu bài nào để can thiệp vào công việc nội bộ của
các nước khác trong chiến lược “Cam kết và mở rộng”?
A. Ủng hộ độc lập dân tộc.
B. Thúc đẩy dân chủ.
C. Chống chủ nghĩa khủng bố.
D. Tự do, tín ngưỡng.
Câu 15: Người được bầu làm Tổng thống Nga năm 2000 là ai?
A. M. Goócbachốp.
B. B. Enxin.
C. D Medvedev.
D. V. Putin.
Câu 16: Trong những năm cuối của thế kỉ XX, dưới thời Tổng thống nào, nước Nga đứng trước thách thức lớn về tình trạng không ổn định do tranh chấp giữa các đảng phái?
A. V.Putin.
B. B. Enxin.
C. D. Medvedev.
D. V. Vorotnikov.
Câu 17: Vì sao sau khi trật tự hai cực Ianta bị sụp đổ, Mỹ không thể thiết lập trật tự thế giới một cực?
A. Sự xuất hiện của chủ nghĩa khủng bố.
B. Hệ thống thuộc địa kiểu mới của Mỹ bị sụp đổ.
C. Sự vươn lên mạnh mẽ của các cường quốc.
D. Bị Nhật Bản vượt qua trong lĩnh vực tài chính.
Câu 18: Từ sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết năm 1991, em có nhận thức gì về công cuộc cải tổ đất nước ở Liên Xô ?
A. Cải tổ đất nước là sai lầm lớn, đưa đất Liên Xô lâm vào cuộc khủng hoảng toàn diện.
B. Cải tổ đất nước ở Liên Xô tại thời điểm đó là hoàn toàn không phù hợp, không cần thiết.
C. Cải tổ là một tất yếu, nhưng trong quá trình thực hiện, Liên Xô liên tục mắc phải sai lầm nên đã đẩy nhanh quá trình sụp đổ của chủ nghĩa xã hội.
D. Mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô có quá nhiều thiếu sót, sai lầm nên dù công cuộc cải tổ được xúc tiến tích cực vẫn không thể cứu vãn được tình hình.
Câu 19: Nét nổi bật trong đối nội ở Liên bang Nga giai đoạn 1991 – 2000 là:
A. xung đột lãnh thổ với láng giềng.
B. sự tranh chấp giữa các tôn giáo.
C. sự tranh chấp giữa các đảng phái.
D. chủ nghĩa khủng bố hoạt động mạnh.
Câu 20: Vai trò quốc tế của Liên bang Nga ngay sau khi Liên Xô tan rã là gì?
A. Tiếp tục giữ vai trò là một đối trọng về quân sự với Mĩ.
B. Ủy viên thường trực tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
C. Giữ vai trò chủ yếu trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
D. Tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa.
Đáp án tham khảo:
Câu 1: Ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới trong thế kỉ XX là
Đáp án: D. Mĩ, Nhật Bản và Tây Âu
Giải thích: Trong thế kỉ XX, ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn gồm Mĩ, Nhật Bản và Tây Âu đã vươn lên mạnh mẽ, trở thành các cực kinh tế chủ đạo, dẫn dắt nền kinh tế thế giới.
Câu 2: Xu thế phát triển của thế giới sau Chiến tranh lạnh tạo ra:
Đáp án: B. Thời cơ và thách thức với mỗi quốc gia, dân tộc
Giải thích: Thế giới sau Chiến tranh lạnh mở ra nhiều cơ hội hợp tác kinh tế, khoa học kỹ thuật, nhưng cũng đối mặt với các thách thức như xung đột khu vực, khủng bố, bất bình đẳng kinh tế.
Câu 3: Liên Xô tan rã vào thời gian nào?
Đáp án: A. 25/12/1991
Giải thích: Ngày 25/12/1991, Liên Xô chính thức tuyên bố giải thể, đánh dấu sự chấm dứt của chế độ xã hội chủ nghĩa tại quốc gia này và sự kết thúc của trật tự hai cực.
Câu 4: Biển hiện nào dưới đây không phản ánh đúng xu thế phát triển của thế giới sau chiến tranh lạnh?
Đáp án: C. Trật tự thế giới đơn cực được xác lập trong quan hệ quốc tế
Giải thích: Sau Chiến tranh lạnh, trật tự thế giới đa cực được hình thành, với sự nổi lên của nhiều trung tâm kinh tế - chính trị, trong đó Mĩ không còn giữ thế độc tôn.
Câu 5: Một trong những di chứng của chiến tranh lạnh còn tồn tại ở thế kỷ XXI là:
Đáp án: D. Sự bùng nổ xung đột do tranh chấp lãnh thổ
Giải thích: Chiến tranh lạnh để lại di chứng là các tranh chấp lãnh thổ, ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định ở nhiều khu vực trên thế giới.
Câu 6: Lĩnh vực nào được các nước lấy làm trọng tâm?
Đáp án: B. Kinh tế
Giải thích: Sau Chiến tranh lạnh, các nước tập trung phát triển kinh tế để tăng cường sức mạnh tổng hợp quốc gia và vị thế quốc tế.
Câu 7: Ý nào sau đây không phải là tác động dẫn đến sự ra đời của trật tự thế giới mới?
Đáp án: B. Sự bành trướng của Mĩ
Giải thích: Sự ra đời của trật tự thế giới mới chịu tác động chính từ sự sụp đổ của trật tự hai cực, toàn cầu hóa và cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật.
Câu 8: Nếu trong Chiến tranh lạnh, các nước chạy đua vũ trang thì đến giai đoạn 1991 cho tới nay, các nước cạnh tranh theo cách nào?
Đáp án: B. Cạnh tranh sức mạnh tổng hợp
Giải thích: Các quốc gia chú trọng xây dựng sức mạnh tổng hợp, bao gồm kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn hóa và an ninh quốc phòng.
Câu 9: Từ năm 1991 đến nay, thế giới chủ yếu phát triển theo mấy xu hướng?
Đáp án: C. Ba
Giải thích: Ba xu hướng chính gồm hòa bình hợp tác, toàn cầu hóa và cạnh tranh sức mạnh tổng hợp.
Câu 10: Đâu không phải là mối quan hệ giữa các nước Tây Âu, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Liên Bang Nga,…?
Đáp án: A. Luôn gây hấn và xung đột vũ trang
Giải thích: Mối quan hệ giữa các cường quốc hiện nay là sự hợp tác, cạnh tranh và kiềm chế, chứ không phải gây hấn liên tục.
Câu 11: Tham vọng của Mỹ trong thập niên cuối thế kỉ XX là gì?
Đáp án: A. Xác lập và duy trì trật tự đơn cực
Giải thích: Sau Chiến tranh lạnh, Mĩ nỗ lực duy trì vị thế bá chủ và áp đặt trật tự thế giới đơn cực, nhưng không thành công.
Câu 12: Nguyên nhân nào khiến tham vọng bá chủ thế giới của Mĩ tan vỡ?
Đáp án: D. Sự trỗi dậy của Trung Quốc và sự phục hồi của Nga
Giải thích: Trung Quốc và Nga trỗi dậy, trở thành đối trọng với Mĩ, làm thất bại tham vọng thiết lập trật tự đơn cực.
Câu 13: Những năm đầu thế kỉ XXI, nền kinh tế của nước Nga có gì thay đổi?
Đáp án: A. Dần dần hồi phục và phát triển
Giải thích: Sau giai đoạn khủng hoảng, Nga bắt đầu khôi phục kinh tế nhờ vào xuất khẩu dầu mỏ, khí đốt và cải cách kinh tế.
Câu 14: Mĩ đã sử dụng chiêu bài nào để can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác trong chiến lược “Cam kết và mở rộng”?
Đáp án: B. Thúc đẩy dân chủ
Giải thích: Mĩ sử dụng dân chủ như một lý do để can thiệp vào chính trị nội bộ của các nước khác nhằm mở rộng ảnh hưởng.
Câu 15: Người được bầu làm Tổng thống Nga năm 2000 là ai?
Đáp án: D. V. Putin
Giải thích: Vladimir Putin trở thành Tổng thống Nga năm 2000, đưa Nga dần thoát khỏi khủng hoảng và khôi phục vị thế quốc tế.
Câu 16: Trong những năm cuối của thế kỉ XX, dưới thời Tổng thống nào, nước Nga đứng trước thách thức lớn về tình trạng không ổn định do tranh chấp giữa các đảng phái?
Đáp án: B. B. Enxin
Giải thích: Dưới thời B. Enxin, Nga gặp nhiều khó khăn về kinh tế và chính trị, tranh chấp giữa các đảng phái diễn ra gay gắt.
Câu 17: Vì sao sau khi trật tự hai cực Ianta bị sụp đổ, Mỹ không thể thiết lập trật tự thế giới một cực?
Đáp án: C. Sự vươn lên mạnh mẽ của các cường quốc
Giải thích: Nhiều cường quốc như Trung Quốc, Nga, EU nổi lên, cạnh tranh vị thế, làm thất bại ý đồ thiết lập trật tự đơn cực của Mĩ.
Câu 18: Từ sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết năm 1991, em có nhận thức gì về công cuộc cải tổ đất nước ở Liên Xô?
Đáp án: C. Cải tổ là một tất yếu, nhưng trong quá trình thực hiện, Liên Xô liên tục mắc phải sai lầm nên đã đẩy nhanh quá trình sụp đổ của chủ nghĩa xã hội
Giải thích: Công cuộc cải tổ là cần thiết, nhưng sai lầm trong quá trình thực hiện đã làm khủng hoảng thêm trầm trọng, dẫn đến sụp đổ.
Câu 19: Nét nổi bật trong đối nội ở Liên bang Nga giai đoạn 1991 – 2000 là:
Đáp án: C. Sự tranh chấp giữa các đảng phái
Giải thích: Nga đối mặt với bất ổn chính trị nghiêm trọng, các đảng phái tranh giành quyền lực, gây cản trở phát triển kinh tế - xã hội.
Câu 20: Vai trò quốc tế của Liên bang Nga ngay sau khi Liên Xô tan rã là gì?
Đáp án: B. Ủy viên thường trực tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc
Giải thích: Liên bang Nga kế thừa vị thế quốc tế của Liên Xô, trở thành ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Tìm kiếm tài liệu học tập Lịch sử 9 tại đây