Câu 1: Người có sức mạnh và mưu lược lãnh đạo người Âu Việt và Lạc Việt chiến đấu chống quân Tần giành thắng lợi là:
A. Hùng Vương.
B. Thục phán.
C. Mai Thúc Loan.
D. Ngô Quyền.
Câu 2: Thục Phán lên ngôi, xưng là:
A. Hùng Vương.
B. Hoàng đế.
C. An Dương Vương.
D. Thiên tử.
Câu 3: Lãnh thổ chủ yếu của nước Âu Lạc thuộc khu vực nào của Việt Nam ngày nay:
A. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
B. Bắc Bộ và Nam Trung Bộ.
C. Bắc Trung Bộ và Nam Bộ.
C. Nam Bộ và Nam Trung Bộ.
Câu 4: Nghề nào sau đây không phải nghề sản xuất chính của cư dân Âu Lạc là:
A. Gieo trồng lúa và các loại rau, củ, quả.
B. Nghề gốm và xây dựng.
C. Luyện kim, đúc đồng.
D. Chế tạo vũ khí bằng đồng
Câu 5: Thức ăn của cư dân Âu Lạc là:
A. Cơm nếp, cơm tẻ, rau, cà, thịt, cá.
B. Cơm nếp, rau quả, thịt, cá.
C. Rau khoai, đậu, ngô, khoai, sắn.
D. Khoai, đậu, tôm, cá, ngô.
Câu 6: Lễ hội nào sau đây không phải của người Âu Lạc:
A. Hội ngày mùa.
B. Hội đấu vật.
C. Té nước.
D. Đua thuyền.
Câu 7: Vào ngày mùng 6 tháng Giêng âm lịch hàng năm, lễ hội Cổ Loa được tổ chức tại:
A. Khu di tích Đền Hùng (Việt Trì, Phú Thọ).
B. Khu di tích thành Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội).
C. Khu di tích Thành cổ Luy Lâu (Thuận Thành, Bắc Ninh).
D. Chùa Trấn Quốc (Tây Hồ, Hà Nội).
Câu 8: Người Lạc Việt và người Âu việt hợp nhất thành một nước có tên gọi là gì?
A. Văn Lang.
B. Lạc Việt.
C. Âu Việt.
D. Âu Lạc.
Câu 9: Thành cổ trở thành trung tâm của nước Âu Lạc là:
A. Thành Vạn An.
B. Thành Tống Bình.
C. Thành Long Biên.
D. Thành Cổ Loa.
Câu 10: Vũ khí đặc sắc của nước Âu Lạc là:
A. Tấm che ngực.
B. Nỏ Liên châu.
C. Mũi tên đồng.
D. Giáo hình lá mía.
Câu 11: Lễ hội Cổ Loa được tổ chức tổ chức tại Khu di tích thành Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội) với mục đích:
A. Tưởng nhớ công lao của An Dương Vương.
B. Thể hiện đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trông cây”.
C. Phục dựng lại cuộc chiến đấu chống quân xâm lược.
D. Tưởng nhớ công lao của An Dương Vương và thể hiện đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”.
Câu 12: So với thời vua Hùng thì thời An Dương Vương quyền hành và tổ chức nhà nước như thế nào?
A. Quyền hành ngang nhau và bộ máy nhà nước như nhau.
B. Quyền hành cao hơn, bộ máy nhà nước như nhau.
C. Quyền hành cao hơn, bộ máy nhà nước chặt chẽ hơn.
D. Quyền hành như nhau, bộ máy nhà nước chặt chẽ hơn.
Câu 13: Ý nghĩa về tên nước Âu Lạc là:
A. Tên Âu Lạc hay hơn tên Văn Lang.
B. Kết hợp từ chữ Lạc Long Quân - Âu Cơ.
C. Do thần thánh sáng tạo ra.
D. Người Tây Âu và Lạc Việt.
Câu 14: Trong thời Âu Lạc, tư liệu chủ yếu là vũ khí vì:
A. Thường xuyên phải chống ngoại xâm, giữ nước.
B. Công cụ lao động bằng sắt phát triển vượt bậc.
C. Có sự trao đổi, buôn bán vũ khí với các nước ở khu vực Đông Nam Á.
D. Kĩ thuật luyện kim và trình độ quân sự cao hơn thời Văn Lang.
Câu 15: Từ Bạch Hạc (Việt Trì - Phú Thọ), An Dương Vương đóng đô ở Phong Khê (Đông Anh - Hà Nội) nói lên điều gì?
A. Từ rừng núi về đồng bằng chứng tỏ sức mạnh phát triển hơn trước.
B. Không cần dựa vào thế tự nhiên hiểm trở.
C. Phong Khê là quê hương của Thục Phán.
D. Từ đồng bằng lên rừng núi, đưa đất nước vào thế phòng ngự.
Câu 16: Nội dung đúng khi nói về quân đội nước Âu Lạc thời An Dương Vương:
A. Gồm thủy binh và bộ binh.
B. Khi có chiến tranh mới được tổ chức.
C. Chưa có lực lượng thủy binh.
D. Chỉ có lực lượng bộ binh tuy nhiên khá đông.
Câu 17: Câu “Triệu Đà đã hoãn binh, cho con trai làm rể An Dương Vương” gợi cho em nhớ đến truyền thuyết:
A. Mị Châu - Trọng Thuỷ.
B. Sơn Tinh - Thuỷ Tinh.
C. Cây tre trăm đốt.
D. Rùa vàng (Rùa Thần).
Câu 18: Triệu Đà đã sử dụng âm mưu để làm suy yếu nước Âu Lạc:
A. Giả vờ xin hòa và dùng mưu chia rẽ nội bộ Âu Lạc.
B. Cho con sang ở rể để lấy cắp nỏ thần.
C. Xúi giục các bộ lạc ở trong nước nổi dậy.
D. Tập trung thêm quân để tiêu diệt Âu Lạc.
Câu 19: Tín ngưỡng, phong tục, lễ hội nào thời Văn Lang, Âu Lạc không còn được duy trì và phát triển đến ngày nay là:
A.Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thờ các lực lượng tự nhiên.
B. Tục gói bánh chứng, làm bánh giày, ăn trầu.
C. Lễ hội ngày mùa, đấu vật, đua thuyền.
D. Xăm mình tránh thủy quái.
Câu 20: Thời kì An Dương Vương gắn với truyền thuyết nổi tiếng nào trong lịch sử dân tộc:
A. Bánh chưng – bánh giầy.
B. Mị Châu – Trọng Thủy.
C. Thánh Gióng.
D. Âu Cơ – Lạc Long Quân.
Tham khảo đáp án dưới đây:
Câu 1: Đáp án đúng là B. Thục Phán. Thục Phán là người lãnh đạo người Âu Việt và Lạc Việt chiến đấu chống quân Tần, giành thắng lợi và sau này lập nước Âu Lạc.
Câu 2: Đáp án đúng là C. An Dương Vương. Sau khi lên ngôi, Thục Phán xưng là An Dương Vương và trở thành người đứng đầu nước Âu Lạc.
Câu 3: Đáp án đúng là A. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Lãnh thổ của nước Âu Lạc bao gồm vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay.
Câu 4: Đáp án đúng là B. Nghề gốm và xây dựng. Đây không phải là nghề sản xuất chính, vì cư dân Âu Lạc chủ yếu làm nông nghiệp, luyện kim và chế tạo vũ khí.
Câu 5: Đáp án đúng là A. Cơm nếp, cơm tẻ, rau, cà, thịt, cá. Đây là những loại thực phẩm phổ biến trong đời sống của cư dân Âu Lạc.
Câu 6: Đáp án đúng là C. Té nước. Té nước là lễ hội phổ biến ở một số nước Đông Nam Á, không phải lễ hội đặc trưng của người Âu Lạc.
Câu 7: Đáp án đúng là B. Khu di tích thành Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội). Lễ hội Cổ Loa được tổ chức hàng năm tại đây để tưởng nhớ An Dương Vương.
Câu 8: Đáp án đúng là D. Âu Lạc. Sau khi thống nhất người Âu Việt và Lạc Việt, Thục Phán lập nên nước Âu Lạc.
Câu 9: Đáp án đúng là D. Thành Cổ Loa. Đây là trung tâm chính trị và quân sự của nước Âu Lạc.
Câu 10: Đáp án đúng là B. Nỏ Liên châu. Đây là loại vũ khí nổi tiếng của nước Âu Lạc, có khả năng bắn nhiều mũi tên cùng lúc.
Câu 11: Đáp án đúng là D. Tưởng nhớ công lao của An Dương Vương và thể hiện đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”. Lễ hội nhằm tôn vinh công lao và giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn.
Câu 12: Đáp án đúng là C. Quyền hành cao hơn, bộ máy nhà nước chặt chẽ hơn. Thời An Dương Vương, nhà nước Âu Lạc có tổ chức chặt chẽ hơn so với thời vua Hùng.
Câu 13: Đáp án đúng là D. Người Tây Âu và Lạc Việt. Tên Âu Lạc thể hiện sự hợp nhất giữa người Tây Âu và người Lạc Việt.
Câu 14: Đáp án đúng là A. Thường xuyên phải chống ngoại xâm, giữ nước. Vũ khí là tư liệu chủ yếu vì nước Âu Lạc luôn đối mặt với nguy cơ xâm lược.
Câu 15: Đáp án đúng là A. Từ rừng núi về đồng bằng chứng tỏ sức mạnh phát triển hơn trước. Điều này thể hiện sự mở rộng và phát triển của cư dân Âu Lạc.
Câu 16: Đáp án đúng là A. Gồm thủy binh và bộ binh. Quân đội Âu Lạc được tổ chức quy củ với hai lực lượng chính.
Câu 17: Đáp án đúng là A. Mị Châu - Trọng Thủy. Truyền thuyết này gắn với âm mưu hôn nhân của Triệu Đà để đánh bại nước Âu Lạc.
Câu 18: Đáp án đúng là B. Cho con sang ở rể để lấy cắp nỏ thần. Đây là âm mưu của Triệu Đà để làm suy yếu nước Âu Lạc.
Câu 19: Đáp án đúng là D. Xăm mình tránh thủy quái. Phong tục này không còn được duy trì trong xã hội hiện đại.
Câu 20: Đáp án đúng là B. Mị Châu – Trọng Thủy. Truyền thuyết này phản ánh sự mất nước của Âu Lạc dưới thời An Dương Vương.
Tìm thêm tài liệu Lịch sử 6 tại đây.