Kiểm tra Lịch sử 6 Cánh diều Bài 1: Lịch sử là gì?

Câu 1: Lịch sử là

A. những gì sẽ diễn ra trong tương lai.

B. những gì đã diễn ra trong quá khứ.

C. những hoạt động của con người trong tương lai

D. những hoạt động của con người đang diễn ra.

Câu 2: Môn Lịch sử là môn học tìm hiểu về

A. lịch sử loài người và những hoạt động chính của con người trong quá khứ

B. những hoạt động chính của con người sắp diễn ra.

C. quá trình phát triển của con người.

D. những hoạt động của con người ở thời điểm hiện tại.

Câu 3: Đâu không phải là lý do để Xi-xê-rông khẳng định “lịch sử là thầy dạy của cuộc sống”?

A. Lịch sử tái hiện lại bức tranh lịch sử của quá khứ

B. Xem xét lịch sử con người có thể hiểu quá khi

C. Rút ra những bài học cho hiện tại và tương lai

D. Lịch sử giúp nâng cao đời sống con người

Câu 4: Học lịch sử để biết được

A. cội nguồn của tổ tiên, quê hương, đất nước. 

B. nhân loại hiện tại đang đối mặt với những khó khăn gì.

C. sự biến đổi của khí hậu Trái Đất.

D. sự vận động của thế giới tự nhiên.

Câu 5: Yếu tố nền tảng nào sau đây không giúp con người phục dựng lại lịch sử?

A. Tư liệu truyền miệng

B. Tư liệu hiện vật

C. Tư liệu chữ viết

D. Các bài nghiên cứu khoa học

Câu  6: "Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống” đó là câu danh ngôn của ai? 

A.Hê-ra-chít

B. Xi-xê-rông

C. Xanh-xi-mông

D. Đê-mô-crit

Câu 7: Nguyên nhân chính nào khiến xã hội loài người không ngừng biến đổi và phát triển?

A. Sự sáng tạo không ngừng của con người.

B. Sự tiến hóa tự nhiên của con người qua thời gian.

C. Sự đoàn kết giữa các dân tộc giúp nâng cao đời sống.

D. Con người tìm ra nhiều vật liệu xây dựng mới.

Câu 8: Điểm khác biệt giữa lịch sử của một con người với lịch sử của xã hội loài người là?

A. thời gian hoạt động

B. các hoạt động

C. tính cá nhân

D. mối quan hệ với cộng đồng

Câu 9: Tư liệu truyền miệng mang đặc điểm gì nổi bật?

A. Bao gồm những câu chuyện, lời kể truyền đời.

B. Chỉ là những tranh, ảnh.

C. Bao gồm di tích, đồ vật của người xưa.

D. Là các văn bản ghi chép.

Câu 10: Phương án nào sau đây không thuộc về lịch sử? 

A. Các lời tiên tri, dự báo tương lai

B. Sự hình thành các nền văn minh

C. Hoạt động của một vương triều

D. Các trận đánh 

Câu 11: Tìm hiểu và dựng lại toàn bộ hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ là nhiệm vụ của ngành khoa học nào?

A. Sử học

B. Khảo cổ học

C. Việt Nam học

D. Cơ sở văn hóa

Câu 12: Bia đá thuộc loại tư liệu gì?

A.Không thuộc các loại tư liệu nói trên

B.Tư liệu truyền miệng

C.Tư liệu hiện vật

D.Tư liệu chữ viết

Câu 13: Tư liệu hiện vật bao gồm những loại nào?

A. Những đồ vật, những di tích của người xưa con được lưu giữ lại từ đời này sang đời khác.

B. Những đồ vật, những di tích của người xưa còn được lưu giữ lại trong lòng đất.

C. Những đồ vật, những di tích của người xưa con được lưu giữ lại trong lòng đất hay trên mặt đất.

D. Những đồ vật của người xưa còn được lưu giữ lại trong lòng đất.

Câu 14: Nguồn tư liệu nào thường mang tính chủ quan của tác giả tư liệu?

A. Tư liệu gốc

B. Tư liệu hiện vật

C. Tư liệu chữ viết

D. Tư liệu truyền miệng

Câu 15: Ý nào sau đây không nằm trong loại hình tư liệu truyền miệng?

A. Ca dao, dân ca

B. Các lời mô tả của nhân chứng lịch sử

C. Truyện dã sử

D. Truyền thuyết

Câu 16: Ai là chủ thể sáng tạo ra lịch sử? 

A. Con người

B. Thượng đế

C. Vạn vật

D. Chúa trời

Câu 17: Yếu tố quan trọng của một sự kiện lịch sử là gì?

A. Không gian

B. Thời gian và không gian

C. Thời gian

D. Kết quả của sự kiện 

Câu 18: Tư liệu gốc có giá trị tin cậy nhất khi tìm hiểu lịch sử vì

A. ghi lại được những câu chuyện truyền từ đời này qua đời khác.

B. bổ sung và thay thế được tư liệu hiện vật và chữ viết.

C. cũng cấp được những thông tin đầu tiên, giản tiếp về sự kiện lịch sử.

D. căng cắp những thông tin đầu tiên, trực tiếp về sự kiện lịch sử.

Câu 19: Cung đình Huế được xếp vào loại hình tư liệu nào?

A. Tư liệu truyền miệng

B. Tư liệu chữ viết

C. Tư liệu hiện vật

D. Không được coi là tư liệu lịch sử 

Câu 20: Cuốn sách nào sau đây em cho rằng không liên quan đến chủ đề lịch sử?

A. Việt sử giai thoại

B. Bách khoa lịch sử thế giới

C. Đại Việt sử ký toàn thư

D. Dế mèn phiêu lưu ký

Tham khảo đáp án dưới đây:

Câu 1: Lịch sử là
B. những gì đã diễn ra trong quá khứ.
Lịch sử là sự ghi chép và nghiên cứu các sự kiện, hành động và quá trình đã xảy ra trong quá khứ, liên quan đến con người và xã hội.

Câu 2: Môn Lịch sử là môn học tìm hiểu về
A. lịch sử loài người và những hoạt động chính của con người trong quá khứ.
Môn Lịch sử nghiên cứu những sự kiện, quá trình và hoạt động của con người trong quá khứ để hiểu và rút ra bài học cho hiện tại và tương lai.

Câu 3: Đâu không phải là lý do để Xi-xê-rông khẳng định “lịch sử là thầy dạy của cuộc sống”?
A. Lịch sử tái hiện lại bức tranh lịch sử của quá khứ.
Xi-xê-rông cho rằng lịch sử dạy cho con người những bài học từ quá khứ, giúp con người hiểu và cải thiện hiện tại và tương lai.

Câu 4: Học lịch sử để biết được
A. cội nguồn của tổ tiên, quê hương, đất nước.
Học lịch sử giúp con người hiểu về nguồn gốc, sự phát triển của tổ tiên, dân tộc và đất nước mình.

Câu 5: Yếu tố nền tảng nào sau đây không giúp con người phục dựng lại lịch sử?
D. Các bài nghiên cứu khoa học.
Tư liệu truyền miệng, tư liệu hiện vật và tư liệu chữ viết là các yếu tố chính giúp phục dựng lịch sử, còn bài nghiên cứu khoa học là kết quả phân tích từ các tư liệu đó.

Câu 6: "Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống” đó là câu danh ngôn của ai?
B. Xi-xê-rông.
Câu danh ngôn nổi tiếng này của Xi-xê-rông nhấn mạnh rằng lịch sử giúp con người học hỏi từ những bài học trong quá khứ để sống tốt hơn.

Câu 7: Nguyên nhân chính nào khiến xã hội loài người không ngừng biến đổi và phát triển?
A. Sự sáng tạo không ngừng của con người.
Con người luôn sáng tạo và tìm cách cải tiến cuộc sống, từ đó thúc đẩy sự phát triển của xã hội.

Câu 8: Điểm khác biệt giữa lịch sử của một con người với lịch sử của xã hội loài người là?
C. tính cá nhân.
Lịch sử cá nhân gắn liền với cuộc đời một người, trong khi lịch sử loài người nói chung là các sự kiện rộng lớn ảnh hưởng đến cộng đồng.

Câu 9: Tư liệu truyền miệng mang đặc điểm gì nổi bật?
A. Bao gồm những câu chuyện, lời kể truyền đời.
Tư liệu truyền miệng gồm các câu chuyện, truyền thuyết và lời kể được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Câu 10: Phương án nào sau đây không thuộc về lịch sử?
A. Các lời tiên tri, dự báo tương lai.
Lịch sử chỉ nghiên cứu các sự kiện đã xảy ra trong quá khứ, không phải dự báo hay tiên tri.

Câu 11: Tìm hiểu và dựng lại toàn bộ hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ là nhiệm vụ của ngành khoa học nào?
A. Sử học.
Sử học là ngành khoa học nghiên cứu và tái hiện lại các sự kiện lịch sử từ quá khứ.

Câu 12: Bia đá thuộc loại tư liệu gì?
C. Tư liệu hiện vật.
Bia đá là một dạng tư liệu hiện vật có giá trị ghi lại các sự kiện, văn bản lịch sử.

Câu 13: Tư liệu hiện vật bao gồm những loại nào?
C. Những đồ vật, những di tích của người xưa con được lưu giữ lại trong lòng đất hay trên mặt đất.
Tư liệu hiện vật bao gồm các di tích, đồ vật được tìm thấy trong khảo cổ học.

Câu 14: Nguồn tư liệu nào thường mang tính chủ quan của tác giả tư liệu?
C. Tư liệu chữ viết.
Tư liệu chữ viết thường thể hiện quan điểm của người viết, mang tính chủ quan.

Câu 15: Ý nào sau đây không nằm trong loại hình tư liệu truyền miệng?
B. Các lời mô tả của nhân chứng lịch sử.
Lời mô tả của nhân chứng là dạng tư liệu chữ viết, không phải truyền miệng.

Câu 16: Ai là chủ thể sáng tạo ra lịch sử?
A. Con người.
Con người là chủ thể sáng tạo và tác động đến các sự kiện lịch sử.

Câu 17: Yếu tố quan trọng của một sự kiện lịch sử là gì?
B. Thời gian và không gian.
Mỗi sự kiện lịch sử đều xảy ra trong một thời gian và không gian cụ thể.

Câu 18: Tư liệu gốc có giá trị tin cậy nhất khi tìm hiểu lịch sử vì
D. Cung cấp những thông tin đầu tiên, trực tiếp về sự kiện lịch sử.
Tư liệu gốc là nguồn tin cậy nhất vì nó cung cấp thông tin trực tiếp, chưa qua trung gian.

Câu 19: Cung đình Huế được xếp vào loại hình tư liệu nào?
C. Tư liệu hiện vật.
Cung đình Huế là một di tích lịch sử quan trọng, thuộc loại tư liệu hiện vật.

Câu 20: Cuốn sách nào sau đây em cho rằng không liên quan đến chủ đề lịch sử?
D. Dế mèn phiêu lưu ký.
"Dế mèn phiêu lưu ký" là tác phẩm văn học thiếu nhi, không phải sách lịch sử.

Tìm thêm tài liệu Lịch sử 6 tại đây.

 

Chia sẻ bài viết
Bạn cần phải đăng nhập để đăng bình luận
Top