Câu 1: : Điền vào dấu ba chấm “…” trong đoạn tư liệu sau:
Tháng 9/2009, Hội nghị Thượng đỉnh của nhóm G20 nền kinh tế thế giới lần nhất thế giới (G20) diễn ra tại Mỹ, thống nhất đưa G20 trở thành diễn đàn kinh tế lớn nhất thế giới. Hợp tác của G20 năm 3009 đã đánh dấu sự phát triển của kỉ nguyên………trong quan hệ quốc tế.
A. Hợp tác.
B. Đơn cực.
C. Đa cực.
D. Đối thoại.
Câu 2: Đâu không phải là một trong các tổ chức kinh tế, tài chính khu vực, liên kết khu vực tiêu biểu có vai trò ngày càng lớn đối với sự phát triển của thế giới?
A. Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRIC).
B. Khối thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR).
C. Khu vực tự do thương mại châu Mỹ (FTAA).
D. Tổ chức lương thực và nông nghiệp (FAO).
Câu 3: Cuộc tấn công bất ngờ vào nước Mỹ ngày 11-9-2001 của lực lượng khủng bố đã làm
A. trung tâm thương mại thế giới sụp đổ gây thiệt hại lớn về người và của.
B. thủ đô Mỹ sụp đổ hoàn toàn, nhiều của cải vật chất bị phá hủy.
C. trụ sở Liên hợp quốc bị phá hủy.
D. thủ đô nước Anh bị sụp đổ.
Câu 4: Mỹ bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào ngày
A. 11-7-1975.
B. 11-7-1985.
C. 11-7-1995.
D. 11-7-2000.
Câu 5: Việt Nam được kết nạp vào APEC từ
A. năm 2000.
B. năm 1997.
C. năm 1989.
D. năm 1998.
Câu 6: Biểu tượng tiêu biểu nhất cho sự kết thúc Chiến tranh lạnh là
A. Con đường Bantic.
B. Bức tường Berlin.
C. Sân bay Berlin Tempelhof trong Cuộc không vận Berlin.
D. Máy bay trinh sát P-3A.
Câu 7: Điền vào dấu ba chấm “…” trong đoạn tư liệu sau:
Từ năm 1986, Việt Nam bắt đầu công cuộc Đổi mới, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội xã hội chủ nghĩa, được xếp trong nhóm những nết kinh tế có tốc độ tăng trưởng……
A. Xếp thứ hai châu Á.
B. Cao nhất Đông Nam Á.
C. Nằm trong top 10 thế giới.
D. Cao nhất thế giới.
Câu 8: Sự hình thành của trật tự thế giới đa cực là một tiến trình lịch sử:
A. Khách quan.
B. Tất yếu.
C. Đúng quy luật.
D. Chủ quan.
Câu 9: Biểu hiện đầu tiên của xu thế đa cực là:
A. Sự gia tăng mạnh mẽ, tầm ảnh hưởng và vị thế về kinh tế, chính trị, quân sự, đối ngoại,…của các nước lớn.
B. Sự suy giảm sức mạnh tương đối của Mỹ trong tương quan so sánh với các cường quốc khác.
C. Vai trò ngày càng gia tăng của các trung tâm, tổ chức kinh tế, tài chính quốc tế, khu vực.
D. Các tổ chức kinh tế, tài chính khu vực, liên khu vực có vai trò ngày càng lớn đối với sự phát triển của thế giới.
Câu 10: Nhân tố nào giữ vai trò quyết định sức mạnh tổng hợp của các quốc gia và đóng vai trò trung tâm trong quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh lạnh?
A. Xu thế lấy phát triển kinh tế làm trung tâm.
B. Các chính sách hỗ trợ, đầu tư ra nước ngoài.
C. Đẩy mạnh đối thoại, hợp tác trong quan hệ quốc tế.
D. Chạy đua vũ trang và phát triển kinh tế.
Câu 11: Xu thế đa cực được hình thành từ
A. sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc.
B. sau khủng hoảng năng lượng 1973.
C. sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945).
D. sau khi Liên Xô tan rã năm 1991.
Câu 12: Xu thế đa cực được thể hiện rõ trong khoảng thời gian nào?
A. Đầu thế kỉ XI.
B. Đầu thế kỉ XX.
C. Đầu thế kỉ XX.
D. Đầu thế kỉ XXI.
Câu 13: Chiến tranh lạnh kết thúc đã mở ra thời kì mới của thế giới với xu thế phát triển chính nào?
A. Thế giới đơn cực.
B. Đối thoại, hợp tác.
C. Văn hóa, xã hội là trọng tâm.
D. Phản toàn cầu hóa.
Câu 14: Sau Chiến tranh lạnh, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều điều chỉnh chiến lược phát triển tập trung vào:
A. Kinh tế.
B. Đối ngoại.
C. Văn hóa.
D. Chính trị.
Câu 15: Thế nào là xu thế đa cực?
A. Chỉ có một cực trong quan hệ quốc tế.
B. Nhiều cực, nhiều trung tâm trong quan hệ quốc tế.
C. Tối đa hai cực đối lập, nhiều trung tâm trong quan hệ quốc tế.
D. Nhiều cực, chi phối bởi hai cường quốc Liên Xô và Mỹ.
Câu 16: Đâu là biểu hiện sự hình thành của trật tự thế giới đa cực?
A. Sự nổi lên của các siêu cường quốc.
B. Sự gia tăng vai trò của các trung tâm, tổ chức quốc tế.
C. Sự phụ thuộc, tác động lẫn nhau của các quốc gia.
D. Sự tôn trọng lẫn nhau, cùng tồn tại hòa bình.
Câu 17: Tại sao nói “Hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển là thời cơ đối với các dân tộc khi bước vào thế kỉ XXI”?
A. Các nước đang phát triển có môi trường hòa bình để phát triển kinh tế, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tận dụng thành tựu khoa học - kỹ thuật, tăng cường mối giao lưu văn hóa, giáo dục, thể thao.
B. Các nước phát triển có điều kiện để tận dụng tốt các cơ hội bên ngoài như mở rộng thị trường, đầu tư vốn, khoa học - kỹ thuật, tận dụng nguồn nhân công, nguyên liệu giá rẻ từ thế giới thứ 3.
C. Các quốc gia điều chỉnh chiến lược phát triển, tập trung vào phát triển kinh tế để xây dựng sức mạnh thực lực của mỗi quốc gia.
D. Các quốc gia, dân tộc trên thế giới có môi trường hòa bình để xây dựng, phát triển đất nước, tăng cường sự hợp tác quốc tế và ứng dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ.
Câu 18:Sau Chiến tranh lạnh, vai trò của Mỹ trong bối cảnh thế giới mới là:
A. Điều phối các nỗ lực quốc tế.
B. Hệ thống chính trị ưu việt của thế giới.
C. Cảnh sát thế giới.
D. Cố vấn kinh tế.
Câu 19:Hiện nay, xu thế đa cực của thế giới đang ở trong trạng thái nào?
A. Mỹ phải xem xét trao quyền lực thêm cho nhiều “người chơi” khác trong đời sống chính trị thế giới.
B. Mỹ vẫn là quốc gia mạnh và giàu có nhất trên hành tinh.
C. Mỹ vẫn đại diện cho một loạt các giá trị và lý tưởng toàn cầu về dân chủ, tự do ngôn luận, tôn giáo, nhân quyền.
D. Nước Mỹ ra sức khuếch trương sức mạnh.
Câu 20:Nhóm 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới (G20) được thành lập vào năm nào?
A. 1999.
B. 1998.
C. 1997.
D. 1996.
Đáp án tham khảo:
Câu 1: Điền vào dấu ba chấm “…” trong đoạn tư liệu sau:
Tháng 9/2009, Hội nghị Thượng đỉnh của nhóm G20 nền kinh tế thế giới lần nhất thế giới (G20) diễn ra tại Mỹ, thống nhất đưa G20 trở thành diễn đàn kinh tế lớn nhất thế giới. Hợp tác của G20 năm 3009 đã đánh dấu sự phát triển của kỉ nguyên………trong quan hệ quốc tế.
C. Đa cực.
Giải thích: Sự phát triển của kỷ nguyên đa cực được thể hiện qua việc các quốc gia và khu vực có tầm ảnh hưởng lớn, không còn lệ thuộc vào một siêu cường duy nhất (Mỹ) mà là sự phân quyền trong quan hệ quốc tế.
Câu 2: Đâu không phải là một trong các tổ chức kinh tế, tài chính khu vực, liên kết khu vực tiêu biểu có vai trò ngày càng lớn đối với sự phát triển của thế giới?
D. Tổ chức lương thực và nông nghiệp (FAO).
Giải thích: FAO là tổ chức quốc tế chuyên trách về lương thực và nông nghiệp, không phải là tổ chức tài chính khu vực hay liên kết khu vực. Các tổ chức như BRIC, MERCOSUR và FTAA đều có vai trò lớn trong phát triển kinh tế toàn cầu.
Câu 3: Cuộc tấn công bất ngờ vào nước Mỹ ngày 11-9-2001 của lực lượng khủng bố đã làm
A. trung tâm thương mại thế giới sụp đổ gây thiệt hại lớn về người và của.
Giải thích: Vụ tấn công ngày 11-9-2001 đã khiến các tòa tháp của Trung tâm Thương mại Thế giới (WTC) sụp đổ, gây thiệt hại lớn về người và của.
Câu 4: Mỹ bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào ngày
C. 11-7-1995.
Giải thích: Mỹ và Việt Nam chính thức bình thường hóa quan hệ ngoại giao vào ngày 11 tháng 7 năm 1995.
Câu 5: Việt Nam được kết nạp vào APEC từ
B. năm 1997.
Giải thích: Việt Nam trở thành thành viên của APEC (Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương) từ năm 1997.
Câu 6: Biểu tượng tiêu biểu nhất cho sự kết thúc Chiến tranh lạnh là
B. Bức tường Berlin.
Giải thích: Bức tường Berlin được coi là biểu tượng cho sự kết thúc của Chiến tranh lạnh, khi nó bị phá bỏ vào năm 1989, đánh dấu sự thống nhất của Đông và Tây Đức.
Câu 7: Điền vào dấu ba chấm “…” trong đoạn tư liệu sau:
Từ năm 1986, Việt Nam bắt đầu công cuộc Đổi mới, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội xã hội chủ nghĩa, được xếp trong nhóm những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng……
B. Cao nhất Đông Nam Á.
Giải thích: Việt Nam được biết đến là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á kể từ khi bắt đầu công cuộc Đổi mới.
Câu 8: Sự hình thành của trật tự thế giới đa cực là một tiến trình lịch sử:
A. Khách quan.
Giải thích: Sự hình thành của trật tự thế giới đa cực là tiến trình không thể tránh khỏi, do sự phát triển của các quốc gia và tổ chức quốc tế lớn mạnh hơn sau Chiến tranh lạnh.
Câu 9: Biểu hiện đầu tiên của xu thế đa cực là:
B. Sự suy giảm sức mạnh tương đối của Mỹ trong tương quan so sánh với các cường quốc khác.
Giải thích: Sau Chiến tranh lạnh, sức mạnh của Mỹ dần suy giảm trong khi các cường quốc khác như Trung Quốc và Liên minh Châu Âu dần nổi lên.
Câu 10: Nhân tố nào giữ vai trò quyết định sức mạnh tổng hợp của các quốc gia và đóng vai trò trung tâm trong quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh lạnh?
A. Xu thế lấy phát triển kinh tế làm trung tâm.
Giải thích: Sau Chiến tranh lạnh, kinh tế trở thành yếu tố quan trọng quyết định sức mạnh tổng hợp của các quốc gia và ảnh hưởng trong quan hệ quốc tế.
Câu 11: Xu thế đa cực được hình thành từ
A. sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc.
Giải thích: Xu thế đa cực bắt đầu hình thành sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, khi các cường quốc không còn đối đầu trực tiếp và nhiều quốc gia khác nổi lên.
Câu 12: Xu thế đa cực được thể hiện rõ trong khoảng thời gian nào?
D. Đầu thế kỉ XXI.
Giải thích: Xu thế đa cực rõ ràng hơn vào đầu thế kỉ XXI, khi các cường quốc như Trung Quốc và Liên minh Châu Âu gia tăng tầm ảnh hưởng.
Câu 13: Chiến tranh lạnh kết thúc đã mở ra thời kì mới của thế giới với xu thế phát triển chính nào?
B. Đối thoại, hợp tác.
Giải thích: Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, thế giới chuyển sang xu hướng đối thoại và hợp tác quốc tế thay vì đối đầu.
Câu 14: Sau Chiến tranh lạnh, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều điều chỉnh chiến lược phát triển tập trung vào:
A. Kinh tế.
Giải thích: Sau Chiến tranh lạnh, các quốc gia tập trung vào phát triển kinh tế như một yếu tố chính để tăng cường vị thế quốc tế.
Câu 15: Thế nào là xu thế đa cực?
B. Nhiều cực, nhiều trung tâm trong quan hệ quốc tế.
Giải thích: Xu thế đa cực là khi không chỉ có một siêu cường duy nhất mà nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế đều đóng vai trò quan trọng.
Câu 16: Đâu là biểu hiện sự hình thành của trật tự thế giới đa cực?
B. Sự gia tăng vai trò của các trung tâm, tổ chức quốc tế.
Giải thích: Sự hình thành trật tự đa cực thể hiện qua việc gia tăng vai trò của các trung tâm, tổ chức quốc tế thay vì phụ thuộc vào một siêu cường duy nhất.
Câu 17: Tại sao nói “Hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển là thời cơ đối với các dân tộc khi bước vào thế kỉ XXI”?
D. Các quốc gia, dân tộc trên thế giới có môi trường hòa bình để xây dựng, phát triển đất nước, tăng cường sự hợp tác quốc tế và ứng dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ.
Giải thích: Hòa bình và ổn định cung cấp môi trường thuận lợi để các quốc gia phát triển và hợp tác, đồng thời ứng dụng những thành tựu của khoa học và công nghệ.
Câu 18: Sau Chiến tranh lạnh, vai trò của Mỹ trong bối cảnh thế giới mới là:
C. Cảnh sát thế giới.
Giải thích: Sau Chiến tranh lạnh, Mỹ đóng vai trò lớn trong việc duy trì trật tự quốc tế, được coi như "cảnh sát thế giới."
Câu 19: Hiện nay, xu thế đa cực của thế giới đang ở trong trạng thái nào?
A. Mỹ phải xem xét trao quyền lực thêm cho nhiều “người chơi” khác trong đời sống chính trị thế giới.
Giải thích: Trong xu thế đa cực hiện nay, Mỹ không còn độc chiếm quyền lực và phải chia sẻ quyền lực với các quốc gia khác.
Câu 20: Nhóm 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới (G20) được thành lập vào năm nào?
A. 1999.
Giải thích: Nhóm G20 được thành lập vào năm 1999, bao gồm các nền kinh tế lớn trên thế giới nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế quốc tế.
Tìm tài liệu học Lịch sử 12 tại đây: