Câu 1: Một trong những ý nghĩa của các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại đối với sự phát triển kinh tế là
A. thúc đẩy quá trình thị trường hóa nền kinh tế và xã hội hóa sản xuất.
B. làm xuất hiện nhiều trung tâm công nghiệp và thành thị đông dân.
C. góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của con người.
D. thúc đẩy sự giao lưu, kết nối văn hóa giữa các quốc gia, châu lục.
Câu 2: Nội dung nào sau đây là một trong những tác động về mặt xã hội của các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại?
A. Hình thành hai giai cấp cơ bản trong xã hội: địa chủ và nông dân.
B. Dẫn tới mâu thuẫn gay gắt giữa nhân dân với chế độ phong kiến.
C. Làm xuất hiện các cuộc cách mạng nhằm lật đổ chế độ phong kiến.
D. Hình thành hai giai cấp cơ bản trong xã hội là tư sản và vô sản.
Câu 3: Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại đem lại tác động nào sau đây về mặt văn hóa?
A. Dẫn tới tình trạng xâm chiếm và tranh giành thuộc địa.
B. Thúc đẩy giao lưu, kết nối văn hóa giữa các quốc gia.
C. Dẫn tới sự hình thành của các thành thị đông dân cư.
D. Làm thay đổi cách thức tổ chức sản xuất công nghiệp.
Câu 4: Quốc gia khởi đầu cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba là
A. Pháp.
B. Anh.
C. Đức.
D. Mỹ.
Câu 5: Nội dung nào sau đây là một trong những bối cảnh lịch sử diễn ra cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba?
A. Nhu cầu phục vụ chiến tranh và chạy đua vũ trang.
B. Sự bùng nổ mạnh mẽ của các cuộc cách mạng tư sản.
C. Chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn tự do cạnh tranh.
D. Chủ nghĩa tư bản trở thành hệ thống duy nhất trên thế giới.
Câu 6: Một trong những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba là sự xuất hiện của
A. ô tô.
B. máy tính.
C. máy hơi nước.
D. máy bay.
Câu 7: Khu vực Đông Nam Á ngày nay gồm bao nhiêu quốc gia?
A. 10 quốc gia.
B. 11 quốc gia.
C. 12 quốc gia.
D. 13 quốc gia.
Câu 8: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vị trí địa lí của khu vực Đông Nam Á?
A. Là cầu nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
B. Là cầu nối giữa Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương.
C. Là cầu nối giữa vùng Địa Trung Hải và lục địa châu Á.
D. Là cầu nối giữa Đại Tây Dương và Châu Đại Dương.
Câu 9: Trước khi tiếp xúc với văn minh Ấn Độ và Trung Hoa, cư dân Đông Nam Á đã xây dựng một nền văn minh
A. thương nghiệp đường bộ.
B. thương nghiệp đường biển.
C. nông nghiệp lúa nước.
D. thủ công nghiệp đúc đồng.
Câu 10: Giai đoạn hình thành và bước đầu phát triển của văn minh Đông Nam Á tồn tại trong khoảng thời gian nào?
A. Từ thế kỉ X TCN đến đầu Công nguyên.
B. Từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X.
C. Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV.
D. Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX.
Câu 11: Giai đoạn từ thế kỉ X đến thế kỉ XV được coi là thời kì
A. hình thành nền văn minh Đông Nam Á.
B. phát triển mạnh mẽ của văn minh Đông Nam Á.
C. suy thoái của văn minh Đông Nam Á.
D. văn minh Đông Nam Á bước vào thời kì cận đại.
Câu 12: Trong giai đoạn từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX, yếu tố nào sau đây đã dẫn tới sự suy sụp của các vương quốc trong khu vực Đông Nam Á?
A. Sự xâm chiếm và cai trị của người Mãn.
B. Quá trình giao lưu văn hóa với phương Tây.
C. Sự giao lưu kinh tế giữa các nước trong khu vực.
D. Sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản phương Tây.
Câu 13: Văn minh Văn Lang - Âu Lạc không được hình thành trên lưu vực của dòng sông nào?
A. Sông Cả.
B. Sông Mã.
C. Sông Hồng.
D. Sông Lam.
Câu 14: Địa bàn chủ yếu của quốc gia Văn Lang - Âu Lạc tương ứng với khu vực nào sau đây?
A. Bắc Bộ và Nam Bộ Việt Nam ngày nay.
B. Trung Bộ và Nam Bộ Việt Nam ngày nay.
C. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam ngày nay.
D. Nam Trung Bộ và Nam Bộ Việt Nam ngày nay.
Câu 15: Sự giàu có về khoáng sản là cơ sở cho sự ra đời sớm của ngành kinh tế nào ở các quốc gia Văn Lang - Âu Lạc?
A. Nông nghiệp.
B. Thương nghiệp.
C. Thủ công nghiệp.
D. Công nghiệp.
Câu 16: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng điều kiện tự nhiên của Chăm-pa?
A. Có nhiều vịnh, cảng biển tốt.
B. Khí hậu khô nóng, đất đai cằn cỗi.
C. Địa hình thấp, chủ yếu là đồng bằng.
D. Có dải đồng bằng nhỏ, hẹp dọc ven biển.
Câu 17: Cư dân Chăm cổ gồm hai bộ tộc chính là
A. Dừa và Cau.
B. Hổ và Gấu.
C. Cam và Quýt.
D. Voi và Gấu.
Câu 18: Cư dân Chăm cổ thuộc ngữ hệ nào sau đây?
A. Mông - Dao.
B. Thái.
C. Nam Đảo.
D. Mường.
Câu 19: Địa bàn chủ yếu của Vương quốc Phù Nam là khu vực nào của Việt Nam ngày nay?
A. Bắc Bộ.
B. Nam Bộ.
C. Bắc Trung Bộ.
D. Nam Trung Bộ.
Câu 20: Văn minh Phù Nam gắn liền với nền văn hóa nào sau đây?
A. Văn hóa Sa Huỳnh.
B. Văn hóa Phùng Nguyên.
C. Văn hóa Óc Eo.
D. Văn hóa Đông Sơn.
Câu 21: Điều kiện tự nhiên nào sau đây đã tạo cơ sở cho Phù Nam có thể sớm kết nối với nền thương mại biển quốc tế?
A. Giáp biển, có nhiều cảng biển.
B. Mạng lưới sông ngòi dày đặc.
C. Đất đai canh tác giàu phù sa.
D. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
Câu 22: Một trong những cơ sở hình thành văn minh Đại Việt là
A. quá trình áp đặt về kinh tế lên các quốc gia láng giềng.
B. quá trình xâm lược và bành trướng lãnh thổ ra bên ngoài.
C. sự tiếp thu hoàn toàn những thành tựu văn minh Hy Lạp cổ đại.
D. sự kế thừa những thành tựu của văn minh Văn Lang - Âu Lạc.
Câu 23: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng chính sách phát triển nông nghiệp của các triều đại phong kiến Việt Nam?
A. Chú trọng khai hoang mở rộng diện tích canh tác.
B. Đặt chức Hà đê sứ để chăm lo việc đê điều, trị thuỷ.
C. Tổ chức lễ Tịch điền để khuyến khích sản xuất.
D. Xóa bỏ chế độ tư hữu ruộng đất trong cả nước.
Câu 24: Trung tâm buôn bán sầm uất nhất của Đại Việt trong các thế kỉ XI - XV là
A. Phố Hiến.
B. Thăng Long.
C. Thanh Hà.
D. Hội An.
Câu 25: Các triều đại phong kiến ở Việt Nam đều theo thể chế nào sau đây?
A. Quân chủ chuyên chế.
B. Quân chủ lập hiến.
C. Dân chủ chủ nô.
D. Dân chủ đại nghị.
Câu 26: Cuộc Cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ ba diễn ra trong lĩnh vực khoa học cơ bản có ý nghĩa
A. Tạo cơ sở lí thuyết cho các ngành khoa học khác và là nền móng của tri thức.
B. Tạo cơ sở khoa học giúp con người phát minh ra các vật liệu mới.
C. Khoa học và kĩ thuật kết hợp thành một thể thống nhất, tạo nên sức mạnh tổng hợp.
D. Giải quyết được những vấn đề kĩ thuật phục vụ cho cuộc sống và sản xuất.
Câu 27: Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là cuộc cách mạng kết hợp giữa các hệ thống ảo và thực tế, thông qua các công nghệ
A. Trí tuệ nhân tạo (Al), vạn vật kết nối – internet of things (loT) và dữ liệu lớn (Big Data).
B. Điện tử và công nghệ thông tin, tự động hóa sản xuất nên được gọi là cuộc cách mạng số.
C. Máy tính, internet, tạo nên một thế giới kết nối, làm thay đổi tận gốc các lực lượng sản xuất.
D. Sinh học và thông tin, kết hợp chặt chẽ thành một thể thống nhất, tạo nên sức mạnh tổng hợp.
Câu 28: Thành tựu nào trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba tham gia tích cực vào việc giải quyết vấn đề lương thực cho con người?
A. Máy tự động và hệ thống máy tự động.
B. Cách mạng xanh và công nghệ sinh học.
C. Năng lượng mới và vật liệu mới.
D. Giao thông vận tải và thông tin liên lạc.
Câu 29: Tại Đông Nam Á, người ta đã tìm thấy dấu vết cư trú của con người từ
A. Thời đồ đồng.
B. Đầu Công nguyên.
C. Thời đồ đá.
D. Thời đồ sắt.
Câu 30: Đông Nam Á gồm những khu vực nào?
A. Hải đảo.
B. Lục địa.
C. Biển chết.
D. Hải đảo và lục địa.
Câu 31: Dựa vào yếu tố tự nhiên nào, cư dân Đông Nam Á từ xa xưa đã biết trồng lúa và nhiều loại cây ăn quả, ăn củ khác?
A. Mùa khô tương đối lạnh, mát.
B. Mùa mưa tương đối nóng.
C. Gió mùa kèm theo mưa.
D. Khí hậu mát, ẩm.
Câu 32: Nhiều nước Đông Nam Á bước vào thời kì khủng hoảng, suy thoái và phải đối diện với sự xâm nhập của các nước phương Tây từ khi nào?
A. Từ thế kỉ XVI.
B. Từ thế kỉ XV.
C. Từ thế kỉ XVII.
D. Từ thế kỉ XI.
Câu 33: Tín ngưỡng nào sau đây là tín ngưỡng bản địa của cư dân Đông Nam Á?
A. Thờ chúa.
B. Thờ thần mặt trời Ra.
C.Tín ngưỡng Musok-kyo.
D. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.
Câu 34: Mối quan hệ giữa văn học viết và văn học dân gian của các dân tộc Đông Nam Á thể hiện như thế nào?
A. Văn học dân gian làm nền tảng cho văn học viết.
B. Văn học viết làm nền tảng cho văn học dân gian.
C. Văn học viết tái tạo và thúc đẩy văn học dân gian phát triển.
D. Văn học dân gian và văn học viết tác động qua lại lẫn nhau.
Câu 35: Điểm giống nhau trong cơ sở hình thành Nhà nước Văn Lang và Nhà nước Âu Lạc là do:
A. Yêu cầu chống ngoại xâm, bảo vệ kinh tế nông nghiệp và làm thủy lợi.
B. Yêu cầu liên minh giữa các bộ lạc với nhau để cùng phát triển kinh tế.
C. Thương nghiệp phát triển cần tập trung để hình thành những đội tàu buôn.
D. Yêu cầu của các gia đình sống chung với nhau từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Câu 36: Cư dân Văn Lang – Âu Lạc không có tập quán
A. Ở nhà sàn, nữ mặc áo, váy; nam đóng khố.
B. Nhuộm răng đen, ăn trầu.
C. Xăm mình, ăn trầu, thích dùng đồ trang sức.
D. Làm nhà trên sông nước.
Câu 37: Quốc hiệu nước ta dưới thời Hùng Vương là
A. Văn Lang.
B. Âu Lạc.
C. Đại Việt.
D. Đại Cồ Việt.
Câu 38: Nhà nước Lâm Ấp được hình thành trên cơ sở của nền văn hóa
A. Phùng Nguyên.
B. Đồng Nai.
C. Sa Huỳnh.
D. Óc Eo.
Câu 39: Cư dân Chăm cổ thuộc ngữ hệ nào dưới đây?
A. Nam Đảo.
B. Mông - Dao.
C. Mường.
D. Thái.
Câu 40: Quốc gia Lâm Ấp về sau đổi tên là
A. Âu Lạc.
B. Chân Lạp.
C. Chăm-pa.
D. Phù Nam.
Đáp án tham khảo:
Câu 1: Một trong những ý nghĩa của các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại đối với sự phát triển kinh tế là
A. thúc đẩy quá trình thị trường hóa nền kinh tế và xã hội hóa sản xuất.
Giải thích: Các cuộc cách mạng công nghiệp đã thúc đẩy sự phát triển sản xuất công nghiệp, tạo ra nền sản xuất quy mô lớn, từ đó làm tăng cường sự phát triển của thị trường kinh tế và đẩy mạnh tính xã hội hóa trong tổ chức sản xuất.
Câu 2: Nội dung nào sau đây là một trong những tác động về mặt xã hội của các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại?
D. Hình thành hai giai cấp cơ bản trong xã hội là tư sản và vô sản.
Giải thích: Các cuộc cách mạng công nghiệp làm thay đổi cấu trúc xã hội, dẫn đến sự hình thành hai giai cấp chính: tư sản (chủ sở hữu tư liệu sản xuất) và vô sản (người lao động làm thuê).
Câu 3: Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại đem lại tác động nào sau đây về mặt văn hóa?
B. Thúc đẩy giao lưu, kết nối văn hóa giữa các quốc gia.
Giải thích: Quá trình công nghiệp hóa và giao thương quốc tế thúc đẩy sự kết nối văn hóa, trao đổi giá trị giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ.
Câu 4: Quốc gia khởi đầu cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba là
D. Mỹ.
Giải thích: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba, hay còn gọi là cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại, bắt đầu từ Mỹ vào giữa thế kỷ 20 với những phát minh đột phá trong lĩnh vực điện tử và tin học.
Câu 5: Nội dung nào sau đây là một trong những bối cảnh lịch sử diễn ra cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba?
A. Nhu cầu phục vụ chiến tranh và chạy đua vũ trang.
Giải thích: Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, nhu cầu tăng cường sức mạnh quốc phòng và cạnh tranh công nghệ đã thúc đẩy sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba.
Câu 6: Một trong những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba là sự xuất hiện của
B. máy tính.
Giải thích: Máy tính là một trong những thành tựu nổi bật của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba, đóng vai trò quan trọng trong việc thay đổi phương thức sản xuất và quản lý.
Câu 7: Khu vực Đông Nam Á ngày nay gồm bao nhiêu quốc gia?
B. 11 quốc gia.
Giải thích: Đông Nam Á hiện nay bao gồm 11 quốc gia: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Malaysia, Singapore, Indonesia, Philippines, Brunei, và Đông Timor.
Câu 8: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vị trí địa lí của khu vực Đông Nam Á?
A. Là cầu nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
Giải thích: Đông Nam Á nằm giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, có vị trí chiến lược quan trọng trong giao thương và giao lưu văn hóa.
Câu 9: Trước khi tiếp xúc với văn minh Ấn Độ và Trung Hoa, cư dân Đông Nam Á đã xây dựng một nền văn minh
C. nông nghiệp lúa nước.
Giải thích: Nông nghiệp lúa nước là nền tảng kinh tế chủ yếu của cư dân Đông Nam Á cổ đại, hình thành từ điều kiện tự nhiên thuận lợi.
Câu 10: Giai đoạn hình thành và bước đầu phát triển của văn minh Đông Nam Á tồn tại trong khoảng thời gian nào?
A. Từ thế kỉ X TCN đến đầu Công nguyên.
Giải thích: Đây là giai đoạn văn minh Đông Nam Á được định hình và phát triển dựa trên nền tảng kinh tế nông nghiệp lúa nước.
Câu 11: Giai đoạn từ thế kỉ X đến thế kỉ XV được coi là thời kì
B. phát triển mạnh mẽ của văn minh Đông Nam Á.
Giải thích: Đây là giai đoạn các quốc gia Đông Nam Á đạt được sự phát triển cao về kinh tế, văn hóa và chính trị, đặc biệt là sự giao lưu văn hóa, thương mại với các quốc gia bên ngoài.
Câu 12: Trong giai đoạn từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX, yếu tố nào sau đây đã dẫn tới sự suy sụp của các vương quốc trong khu vực Đông Nam Á?
D. Sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản phương Tây.
Giải thích: Sự xuất hiện của các quốc gia phương Tây với mục đích thuộc địa hóa đã phá vỡ nền kinh tế tự chủ và hệ thống chính trị của các vương quốc Đông Nam Á, khiến nhiều nước rơi vào tình trạng suy yếu.
Câu 13: Văn minh Văn Lang - Âu Lạc không được hình thành trên lưu vực của dòng sông nào?
D. Sông Lam.
Giải thích: Các dòng sông chính liên quan đến văn minh Văn Lang - Âu Lạc gồm Sông Hồng, Sông Cả và Sông Mã, nhưng không có dấu vết liên quan trực tiếp đến Sông Lam.
Câu 14: Địa bàn chủ yếu của quốc gia Văn Lang - Âu Lạc tương ứng với khu vực nào sau đây?
C. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam ngày nay.
Giải thích: Quốc gia Văn Lang - Âu Lạc hình thành chủ yếu tại khu vực miền Bắc và một phần Bắc Trung Bộ của Việt Nam, bao gồm các lưu vực sông lớn như Sông Hồng và Sông Mã.
Câu 15: Sự giàu có về khoáng sản là cơ sở cho sự ra đời sớm của ngành kinh tế nào ở các quốc gia Văn Lang - Âu Lạc?
C. Thủ công nghiệp.
Giải thích: Các khoáng sản như đồng và thiếc đã tạo điều kiện cho cư dân Văn Lang - Âu Lạc phát triển thủ công nghiệp, đặc biệt là chế tác công cụ và vũ khí.
Câu 16: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng điều kiện tự nhiên của Chăm-pa?
C. Địa hình thấp, chủ yếu là đồng bằng.
Giải thích: Điều kiện tự nhiên của Chăm-pa chủ yếu là vùng đất khô cằn, với các đồng bằng nhỏ hẹp dọc ven biển, chứ không phải địa hình thấp và đồng bằng rộng lớn.
Câu 17: Cư dân Chăm cổ gồm hai bộ tộc chính là
A. Dừa và Cau.
Giải thích: Hai bộ tộc chính của cư dân Chăm cổ được gọi là Dừa và Cau, đại diện cho hai nhánh cư trú tại các khu vực khác nhau trong xã hội Chăm-pa.
Câu 18: Cư dân Chăm cổ thuộc ngữ hệ nào sau đây?
C. Nam Đảo.
Giải thích: Cư dân Chăm cổ thuộc ngữ hệ Nam Đảo, giống với nhiều dân tộc sống tại các khu vực ven biển và hải đảo Đông Nam Á.
Câu 19: Địa bàn chủ yếu của Vương quốc Phù Nam là khu vực nào của Việt Nam ngày nay?
B. Nam Bộ.
Giải thích: Vương quốc Phù Nam được hình thành chủ yếu tại khu vực Nam Bộ Việt Nam, với nền văn minh Óc Eo là một trong những thành tựu nổi bật.
Câu 20: Văn minh Phù Nam gắn liền với nền văn hóa nào sau đây?
C. Văn hóa Óc Eo.
Giải thích: Văn hóa Óc Eo là một phần quan trọng của văn minh Phù Nam, phản ánh sự phát triển về thương mại và giao lưu văn hóa quốc tế trong thời kỳ này.
Câu 21: Điều kiện tự nhiên nào sau đây đã tạo cơ sở cho Phù Nam có thể sớm kết nối với nền thương mại biển quốc tế?
A. Giáp biển, có nhiều cảng biển.
Giải thích: Vị trí địa lý giáp biển và hệ thống cảng tự nhiên đã giúp Phù Nam trở thành trung tâm giao thương quan trọng trong khu vực Đông Nam Á.
Câu 22: Một trong những cơ sở hình thành văn minh Đại Việt là
D. sự kế thừa những thành tựu của văn minh Văn Lang - Âu Lạc.
Giải thích: Văn minh Đại Việt được xây dựng trên nền tảng các thành tựu của văn minh Văn Lang - Âu Lạc về tổ chức xã hội, kinh tế và văn hóa.
Câu 23: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng chính sách phát triển nông nghiệp của các triều đại phong kiến Việt Nam?
D. Xóa bỏ chế độ tư hữu ruộng đất trong cả nước.
Giải thích: Các triều đại phong kiến Việt Nam luôn duy trì chế độ tư hữu ruộng đất, cùng với việc khai hoang, khuyến khích sản xuất và cải tạo thủy lợi để phát triển nông nghiệp.
Câu 24: Trung tâm buôn bán sầm uất nhất của Đại Việt trong các thế kỉ XI - XV là
B. Thăng Long.
Giải thích: Thăng Long, với vị trí địa lý thuận lợi và là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của Đại Việt, đã trở thành trung tâm thương mại quan trọng nhất trong giai đoạn này.
Câu 25: Các triều đại phong kiến ở Việt Nam đều theo thể chế nào sau đây?
A. Quân chủ chuyên chế.
Giải thích: Thể chế quân chủ chuyên chế là đặc trưng của các triều đại phong kiến ở Việt Nam, với quyền lực tập trung vào tay vua.
Câu 26: Cuộc Cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ ba diễn ra trong lĩnh vực khoa học cơ bản có ý nghĩa
A. Tạo cơ sở lí thuyết cho các ngành khoa học khác và là nền móng của tri thức.
Giải thích: Những thành tựu trong khoa học cơ bản đã trở thành nền tảng lý thuyết vững chắc cho sự phát triển của các ngành khoa học ứng dụng và công nghệ.
Câu 27: Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là cuộc cách mạng kết hợp giữa các hệ thống ảo và thực tế, thông qua các công nghệ
A. Trí tuệ nhân tạo (AI), vạn vật kết nối – internet of things (IoT) và dữ liệu lớn (Big Data).
Giải thích: Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đánh dấu sự kết hợp chặt chẽ giữa công nghệ số và công nghệ sinh học, đặc biệt thông qua AI, IoT và Big Data.
Câu 28: Thành tựu nào trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba tham gia tích cực vào việc giải quyết vấn đề lương thực cho con người?
B. Cách mạng xanh và công nghệ sinh học.
Giải thích: Cách mạng xanh và công nghệ sinh học đã cải thiện năng suất nông nghiệp, giúp giải quyết vấn đề lương thực và đảm bảo an ninh lương thực cho nhiều quốc gia.
Câu 29: Tại Đông Nam Á, người ta đã tìm thấy dấu vết cư trú của con người từ
C. Thời đồ đá.
Giải thích: Các dấu vết khảo cổ học tại Đông Nam Á cho thấy sự xuất hiện của con người từ thời đồ đá với những công cụ và di tích cổ.
Câu 30: Đông Nam Á gồm những khu vực nào?
D. Hải đảo và lục địa.
Giải thích: Khu vực Đông Nam Á được chia thành hai phần chính là Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo, mỗi khu vực có đặc điểm địa lý riêng biệt.
Câu 31: Dựa vào yếu tố tự nhiên nào, cư dân Đông Nam Á từ xa xưa đã biết trồng lúa và nhiều loại cây ăn quả, ăn củ khác?
C. Gió mùa kèm theo mưa.
Giải thích: Gió mùa và lượng mưa lớn đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp, đặc biệt là nghề trồng lúa nước.
Câu 32: Nhiều nước Đông Nam Á bước vào thời kì khủng hoảng, suy thoái và phải đối diện với sự xâm nhập của các nước phương Tây từ khi nào?
A. Từ thế kỉ XVI.
Giải thích: Từ thế kỉ XVI, các quốc gia phương Tây bắt đầu xâm nhập và khai thác Đông Nam Á, dẫn đến sự suy yếu của các vương quốc trong khu vực.
Câu 33: Tín ngưỡng nào sau đây là tín ngưỡng bản địa của cư dân Đông Nam Á?
D. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.
Giải thích: Thờ cúng tổ tiên là tín ngưỡng phổ biến và bản địa của cư dân Đông Nam Á, phản ánh truyền thống gia đình và cộng đồng.
Câu 34: Mối quan hệ giữa văn học viết và văn học dân gian của các dân tộc Đông Nam Á thể hiện như thế nào?
A. Văn học dân gian làm nền tảng cho văn học viết.
Giải thích: Văn học dân gian là nguồn cảm hứng và nền tảng để hình thành và phát triển văn học viết trong khu vực Đông Nam Á.
Câu 35: Điểm giống nhau trong cơ sở hình thành Nhà nước Văn Lang và Nhà nước Âu Lạc là do:
A. Yêu cầu chống ngoại xâm, bảo vệ kinh tế nông nghiệp và làm thủy lợi.
Giải thích: Cả hai nhà nước đều hình thành nhằm đáp ứng nhu cầu bảo vệ lãnh thổ trước ngoại xâm và phát triển kinh tế nông nghiệp gắn liền với việc xây dựng hệ thống thủy lợi.
Câu 36: Cư dân Văn Lang – Âu Lạc không có tập quán
D. Làm nhà trên sông nước.
Giải thích: Cư dân Văn Lang – Âu Lạc chủ yếu sống trên đất liền, với nhà sàn được xây dựng ở vùng đồng bằng và trung du, không có thói quen sống trên sông nước.
Câu 37: Quốc hiệu nước ta dưới thời Hùng Vương là
A. Văn Lang.
Giải thích: Thời Hùng Vương, quốc hiệu của nước ta là Văn Lang, đánh dấu thời kỳ sơ khai của nhà nước đầu tiên trong lịch sử Việt Nam.
Câu 38: Nhà nước Lâm Ấp được hình thành trên cơ sở của nền văn hóa
C. Sa Huỳnh.
Giải thích: Nền văn hóa Sa Huỳnh là tiền đề cho sự hình thành và phát triển của nhà nước Lâm Ấp tại khu vực miền Trung Việt Nam.
Câu 39: Cư dân Chăm cổ thuộc ngữ hệ nào dưới đây?
A. Nam Đảo.
Giải thích: Cư dân Chăm cổ thuộc ngữ hệ Nam Đảo, cùng với các dân tộc khác trong khu vực Đông Nam Á hải đảo.
Câu 40: Quốc gia Lâm Ấp về sau đổi tên là
C. Chăm-pa.
Giải thích: Quốc gia Lâm Ấp sau một thời gian phát triển đã đổi tên thành Chăm-pa, đánh dấu một giai đoạn phát triển mới trong lịch sử dân tộc này
Tìm tài liệu học Lịch sử 10 tại đây: