Câu 1: Lịch sử là gì?
A. Là khoa học dự đoán về tương lai.
B. Là những gì đang diễn ra ở hiện tại.
C. Là những gì đã diễn ra trong quá khứ.
D. Là những gì sẽ diễn ra trong tương lai.
Câu 2: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về hiện thực lịch sử?
A. Luôn thay đổi và phát triển không ngừng theo thời gian.
B. Tồn tại khách quan, độc lập, ngoài ý muốn của con người.
C. Vừa mang tính khách quan, vừa mang ý muốn chủ quan.
D. Phản ánh những nhận thức của con người về quá khứ.
Câu 3: Nhận thức lịch sử là gì?
A. Là phương pháp nghiên cứu, tìm hiểu về lịch sử.
B. Là khoa học nghiên cứu về lịch sử xã hội loài người.
C. Là tất cả những hoạt động của con người trong quá khứ.
D. Là những hiểu biết của con người về hiện thực lịch sử.
Câu 4: Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn thành khái nhiệm sau:
“…… là những hiểu biết của con người về các lĩnh vực liên quan đến lịch sử, hình thành qua quá trình học tập, khám phá, nghiên cứu và trải nghiệm”.
A. Sử học.
B. Lịch sử.
C. Tri thức lịch sử.
D. Hiện thực lịch sử.
Câu 5: Nội dung nào sau đây là một trong những vai trò của tri thức lịch sử?
A. Làm cho cuộc sống của con người biến đổi không ngừng.
B. Là cơ sở để con người dự đoán về tương lai xã hội loài người.
C. Giúp con người nhận thức về cội nguồn, bản sắc của bản thân.
D. Giúp con người thay đổi hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử.
Câu 6: Tri thức lịch sử được hình thành qua những quá trình nào sau đây?
A. Học tập, khám phá, nghiên cứu và trải nghiệm về lịch sử.
B. Khám phá, nghiên cứu, trải nghiệm và sáng tạo lịch sử.
C. Nghiên cứu, phục dựng và sáng tạo các sự kiện lịch sử.
D. Phân tích, đánh giá về hiện tại, tương lai của loài người.
Câu 7: Nội dung nào sau đây là một trong những nguyên nhân chứng tỏ Sử học là môn khoa học liên ngành?
A. Sử học có đối tượng nghiên cứu rộng, liên quan đến nhiều ngành khoa học khác nhau.
B. Sử học do con người sáng tạo ra trên cơ sở nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng của quá khứ.
C. Sử học là ngành khoa học xã hội, gắn liền với đời sống hiện tại và tương lai của con người.
D. Sử học là ngành khoa học tự nhiên, gắn liền với sự phát triển của xã hội loài người.
Câu 8: Khi nghiên cứu lịch sử, nhà sử học cần phải khai thác tri thức của các ngành khoa học liên quan vì
A. Sử học là ngành bổ trợ cho các ngành khoa học.
B. Sử học là môn khoa học mang tính liên ngành.
C. Sử học phụ thuộc hoàn toàn vào các ngành khoa học.
D. tri thức lịch sử bắt nguồn từ tri thức của các ngành khác.
Câu 9: Nội dung nào sau đây không chứng minh Sử học là môn khoa học mang tính liên ngành?
A. Sử học có đối tượng nghiên cứu liên quan đến nhiều ngành khoa học.
B. Sử học tập trung nghiên cứu sâu vào chuyên môn của các ngành khoa học.
C. Sử học có khả năng liên kết các môn học, các ngành khoa học với nhau.
D. Sử học sử dụng tri thức các ngành khoa học để tìm hiểu, nghiên cứu vấn đề.
Câu 10: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của Sử học đối với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa?
A. Sử học tái hiện đầy đủ mọi giá trị của di sản văn hóa và di sản thiên nhiên.
B. Các phương pháp nghiên cứu Sử học luôn phục dựng lại nguyên vẹn di sản.
C. Sử học giúp giá trị của di sản văn hóa và di sản thiên nhiên luôn bền vững.
D. Kết quả nghiên cứu của Sử học khẳng định giá trị của các di sản văn hóa.
Câu 11: Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa, di sản thiên nhiên là hoạt động
A. lưu giữ, bảo vệ và lan tỏa giá trị những di sản của thời trước để lại.
B. giao lưu, kết nối văn hóa dân tộc với các nền văn hóa trên thế giới.
C. tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại để làm giàu nền văn hóa dân tộc.
D. kết nối giữa nền văn hóa truyền thống với nền văn hóa hiện đại.
Câu 12: Nội dung nào sau đây là một trong những vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên?
A. Cung cấp mọi thông tin về các di sản văn hóa, thiên nhiên.
B. Thúc đẩy các ngành khoa học xã hội và nhân văn phát triển.
C. Đem lại hiệu quả thiết thực cho sự phát triển kinh tế, xã hội.
D. Phục dựng bức tranh lịch sử về di sản văn hóa, thiên nhiên.
Câu 13: Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn thiện khái niệm sau:
“...... là những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử.”
A. Văn vật.
B. Văn hiến.
C. Văn hóa.
D. Văn minh.
Câu 14: Văn minh là gì?
A. Là toàn bộ những giá trị do con người sáng tạo ra.
B. Là trạng thái tiến hóa, phát triển cao của nền văn hóa.
C. Là toàn bộ giá trị tinh thần của loài người trong lịch sử.
D. Là những hoạt động của con người trong quá khứ.
Câu 15: Đối lập với văn minh là
A. dã man.
B. văn hiến.
C. văn hóa.
D. văn vật.
Câu 16: Ai Cập cổ đại được hình thành trên lưu vực con sông nào?
A. Sông Ấn.
B. Sông Hằng.
C. Sông Ti-grơ.
D. Sông Nin.
Câu 17: Ai Cập cổ đại được hình thành ở khu vực nào?
A. Tây Âu.
B. Tây Nam Á.
C. Đông Bắc châu Phi.
D. Đông Bắc châu Á.
Câu 18: Cư dân chủ yếu của Ai Cập cổ đại là
A. các bộ lạc Su-mét.
B. các bộ lạc Li-bi.
C. các bộ tộc Ha-mít.
D. các bộ tộc A-rập.
Câu 19: Văn minh Trung Hoa thời kì cổ - trung đại gắn liền với những con sông nào?
A. Hắc Long và Mê Công.
B. Dương Tử và Mê Công.
C. Hoàng Hà và Trường Giang.
D. Hắc Long và Trường Giang.
Câu 20: Tộc người giữ vai trò chủ thể trong quá trình phát triển văn minh Trung Hoa thời kì cổ - trung đại là
A. người Hán.
B. người Mãn.
C. người Thái.
D. người Mông Cổ.
Câu 21: Ngành kinh tế chủ đạo ở Trung Quốc thời kì cổ - trung đại là
A. nông nghiệp.
B. thương nghiệp.
C. công nghiệp.
D. thủ công nghiệp.
Câu 22: Văn minh Ấn Độ cổ - trung đại gắn liền với những dòng sông nào?
A. Sông Ấn và sông Hằng.
B. Sông Nin và sông Ấn.
C. Hoàng Hà và Trường Giang.
D. Sông Ti-grơ và sông Ơ-phơ-rát.
Câu 23: Dân cư chủ yếu ở phía Nam Ấn Độ thời kì cổ đại là
A. người Ha-ráp-pa.
B. người A-ri-a.
C. người Hung Nô.
D. người Đra-vi-đi-an.
Câu 24: Nội dung nào sau đây không phải là cơ sở hình thành nền văn minh Ấn Độ cổ - trung đại?
A. Thể chế nhà nước dân chủ chủ nô.
B. Nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa.
C. Nhiều đồng bằng phù sa màu mỡ ven sông.
D. Dân cư đa dạng về chủng tộc và tộc người.
Câu 25: Hy Lạp và La Mã cổ đại thuộc khu vực nào sau đây?
A. Đông Bắc châu phi.
B. Địa Trung Hải.
C. Đông Bắc châu Á.
D. Đông Nam Á.
Câu 26: Bãi cọc Bạch Đằng năm 1288 được tìm thấy năm 1958 ở đâu?
A. Yên Giang
B. Uông Bí.
C. Hạ Long.
D. Ninh BÌnh.
Câu 27: Bãi cọc Bạch Đằng ở thị xã Quảng Yên thuộc khu di tích nào?
A. Di tích lịch sử chiến thắng Bạch Đằng.
B. Thành Cổ Loa Hà Nội.
C. Khu di tích Chiến khu Tân Trào Tuyên Quang.
D. Cố đô Hoa Lư Ninh Bình.
Câu 28: Bãi cọc tìm thấy ở Yên Giang năm 1958 là minh chứng cho sự kiện gì?
A. "Trận chiến trên sông Bạch Đằng" trong cuộc kháng chiến chống Mông Nguyên lần 2.
B. "Trận chiến trên sông Bạch Đằng" trong cuộc kháng chiến chống Mông Nguyên lần 1.
C. "Trận chiến trên sông Bạch Đằng" trong cuộc kháng chiến chống Mông Nguyên lần 3.
D. Không minh chứng cho sự kiện nào hết.
Câu 29: Theo em ý nào là vai trò của tri thức lịch sử đối với mỗi cá nhân và xã hội?
A. Giúp con người nhận thức về cội nguồn, bản sắc của bản thân, gia đình, cộng đồng, dân tộc.
B. Giúp cho con người đời sau phá triển khoa học kĩ thuật vượt trội.
C. Thúc đẩy thế hệ sau tiếp bước thế hệ trước.
D. Thúc đẩy con người tiến đến nền văn minh mới phát triển hơn, hiện đại hơn.
Câu 30: Theo em, quá khứ không có mối quan hệ như thế nào với hiện tại và tương lai?
A. Mật thiết với nhau.
B. Không liên quan đến nhau.
C. Khác biệt.
D. Gần nhau.
Câu 31: Ý nào không phải là giá trị của những bài học kinh nghiệm trong lịch sử đối với học sinh:
A. Là nền tảng vững chắc của truyền thống yêu nước, là niềm tự hào và là điểm tựa cho lòng tin vào sức mạnh dân tộc.
B. Học tập lịch sử giúp hiểu rõ quá khứ, là cơ sở để nhận thức hiện tại và tương lai.
C. Giúp học sinh hiểu rõ quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước, hình thành tinh thần yêu nước và niềm tự hào dân tộc, có hiểu biết về lịch sử thế giới, văn hóa nhân loại, là cơ sở để học hỏi, giao lưu, hội nhập quốc tế.
D. Giúp học sinh định hướng nghề nghiệp tương lai hướng đến, thúc đẩy học sinh chăm chỉ học tập, theo đuổi ước mơ.
Câu 32: Sử học là môn khoa học có tính liên ngành vì:
A. Sử học là ngành khoa học có đối tượng nghiên cứu rộng, liên quan đến nhiều ngành khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, nhằm phản ánh đầy đủ bức tranh toàn diện của đời sống con người và xã hội loài người.
B. Sử học là ngành khoa học có phạm vi nghiên cứu rộng, liên quan đến nhiều ngành khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, nhằm phản ánh đầy đủ bức tranh toàn diện của đời sống con người và xã hội loài người.
C. Sử học là ngành khoa học có nhiều người người nghiên cứu, liên quan đến nhiều ngành khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, nhằm phản ánh đầy đủ bức tranh toàn diện của đời sống con người và xã hội loài người.
D. Sử học là ngành khoa học có ít người nghiên cứu, nhưng liên quan đến nhiều ngành khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, nhằm phản ánh đầy đủ bức tranh toàn diện của đời sống con người và xã hội loài người.
Câu 33: Sử học có khả năng gì?
A. Hỗ trợ tích cực cho các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác.
B. Thúc đẩy khoa học kĩ thuật phát triển.
C. Xây dựng bộ máy chính trị phù hợp để phát triển đất nước.
D. Dự báo xu hướng vận động phát triển cho các ngành khoa học này.
Câu 34: Việc sử dụng tri thức từ các ngành khoa học khác nhau để nghiên cứu giúp Sử học giải quyết vấn đề một cách
A. Toàn diện, cụ thể và chính xác.
B. Toàn diện.
C. Cụ thể.
D. Chính xác.
Câu 35: Phố cổ Hà Nội là tên gọi của một khu vực dân cư vốn xuất hiện từ thời:
A. Lý - Trần.
B. Lê Sơn.
C. Hậu Lê.
D. Nhà Hồ.
Câu 36: Chùa Cầu phố cổ Hội An với tổng chiều dài là:
A. 12 mét.
B. 10 mét.
C.18 mét.
D. 20 mét.
Câu 37: Phố cổ Hà Nội chứa đựng bao nhiêu di tích?
A. 131 di tích.
B. 121 di tích.
C. 141 di tích.
D. 111 di tích.
Câu 38: Văn minh là gì?
A. Là trạng thái tiến hóa, phát triển cao của nền văn hóa và đối lập với nó là dã man, nguyên thủy.
B. Là khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người.
C. Là khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất.
D. Là các thành tựu do con người sáng tạo ra, có giá trị vật chất lẫn tinh thần.
Câu 39: Văn hóa là gì?
A. Là trạng thái tiến hóa, phát triển cao của nền văn hóa và đối lập với nó là dã man, nguyên thủy.
B. Là khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người.
C. Là khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất.
D. Là các thành tựu do con người sáng tạo ra, có giá trị vật chất lẫn tinh thần.
Câu 40: Ý nào dưới đây là đặc điểm của văn minh?
A. Ra đời cùng với sự xuất hiện và phát triển của xã hội loài người; có bề dày lịch sử.
B. Những giá trị do con người sáng tạo ra trong giai đoạn phát triển cao; chỉ trình độ phát triển.
C. Ra đời, phát triển đến trình độ nào đó thì văn minh ra đời.
D. Văn minh ra đời sẽ thúc đẩy văn hóa phát triển.
Đáp án tham khảo:
Câu 1: Lịch sử là gì?
C. Là những gì đã diễn ra trong quá khứ.
Giải thích: Lịch sử là toàn bộ những sự kiện, hiện tượng đã xảy ra trong quá khứ, phản ánh sự vận động và phát triển của xã hội loài người.
Câu 2: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về hiện thực lịch sử?
B. Tồn tại khách quan, độc lập, ngoài ý muốn của con người.
Giải thích: Hiện thực lịch sử là các sự kiện đã xảy ra trong quá khứ và tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào mong muốn hay ý thức của con người.
Câu 3: Nhận thức lịch sử là gì?
D. Là những hiểu biết của con người về hiện thực lịch sử.
Giải thích: Nhận thức lịch sử là kết quả của việc nghiên cứu và tìm hiểu về các sự kiện, hiện tượng lịch sử, từ đó con người có được hiểu biết về quá khứ.
Câu 4: Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn thành khái niệm sau:
C. Tri thức lịch sử.
Giải thích: Tri thức lịch sử là những hiểu biết của con người về các lĩnh vực liên quan đến lịch sử, hình thành qua học tập, khám phá, nghiên cứu và trải nghiệm.
Câu 5: Nội dung nào sau đây là một trong những vai trò của tri thức lịch sử?
C. Giúp con người nhận thức về cội nguồn, bản sắc của bản thân.
Giải thích: Tri thức lịch sử giúp mỗi người hiểu rõ nguồn gốc và bản sắc của mình, gia đình, cộng đồng, và dân tộc.
Câu 6: Tri thức lịch sử được hình thành qua những quá trình nào sau đây?
A. Học tập, khám phá, nghiên cứu và trải nghiệm về lịch sử.
Giải thích: Tri thức lịch sử được hình thành từ việc học hỏi, nghiên cứu, và trải nghiệm thực tế các vấn đề liên quan đến lịch sử.
Câu 7: Nội dung nào sau đây là một trong những nguyên nhân chứng tỏ Sử học là môn khoa học liên ngành?
A. Sử học có đối tượng nghiên cứu rộng, liên quan đến nhiều ngành khoa học khác nhau.
Giải thích: Do nghiên cứu các lĩnh vực đa dạng như kinh tế, văn hóa, chính trị, Sử học có sự liên kết với nhiều ngành khoa học khác.
Câu 8: Khi nghiên cứu lịch sử, nhà sử học cần phải khai thác tri thức của các ngành khoa học liên quan vì
B. Sử học là môn khoa học mang tính liên ngành.
Giải thích: Sử học cần sự hỗ trợ từ các ngành khoa học khác để phân tích, tái hiện lịch sử một cách chính xác và toàn diện.
Câu 9: Nội dung nào sau đây không chứng minh Sử học là môn khoa học mang tính liên ngành?
B. Sử học tập trung nghiên cứu sâu vào chuyên môn của các ngành khoa học.
Giải thích: Sử học không đi sâu chuyên môn từng ngành mà kết hợp tri thức để nghiên cứu các sự kiện lịch sử.
Câu 10: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của Sử học đối với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa?
D. Kết quả nghiên cứu của Sử học khẳng định giá trị của các di sản văn hóa.
Giải thích: Các nghiên cứu Sử học giúp nhận diện và đánh giá đúng giá trị của các di sản văn hóa.
Câu 11: Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa, di sản thiên nhiên là hoạt động
A. lưu giữ, bảo vệ và lan tỏa giá trị những di sản của thời trước để lại.
Giải thích: Hoạt động này nhằm giữ gìn và phát huy giá trị của những di sản quý báu từ quá khứ.
Câu 12: Nội dung nào sau đây là một trong những vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên?
C. Đem lại hiệu quả thiết thực cho sự phát triển kinh tế, xã hội.
Giải thích: Di sản văn hóa không chỉ có giá trị lịch sử mà còn góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế và xã hội.
Câu 13: Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn thiện khái niệm sau:
C. Văn hóa.
Giải thích: Văn hóa là toàn bộ giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử.
Câu 14: Văn minh là gì?
B. Là trạng thái tiến hóa, phát triển cao của nền văn hóa.
Giải thích: Văn minh thể hiện sự tiến bộ và phát triển vượt bậc của một nền văn hóa.
Câu 15: Đối lập với văn minh là
A. dã man.
Giải thích: Văn minh đại diện cho tiến bộ, trong khi dã man chỉ sự lạc hậu và không phát triển.
Câu 16: Ai Cập cổ đại được hình thành trên lưu vực con sông nào?
D. Sông Nin.
Giải thích: Sông Nin đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền văn minh Ai Cập cổ đại.
Câu 17: Ai Cập cổ đại được hình thành ở khu vực nào?
C. Đông Bắc châu Phi.
Giải thích: Ai Cập cổ đại xuất hiện ở khu vực Đông Bắc châu Phi, nơi có dòng sông Nin.
Câu 18: Cư dân chủ yếu của Ai Cập cổ đại là
C. các bộ tộc Ha-mít.
Giải thích: Người Ha-mít là nhóm cư dân chủ yếu sống trong khu vực Ai Cập cổ đại.
Câu 19: Văn minh Trung Hoa thời kì cổ - trung đại gắn liền với những con sông nào?
C. Hoàng Hà và Trường Giang.
Giải thích: Hoàng Hà và Trường Giang là hai con sông lớn gắn liền với nền văn minh Trung Hoa.
Câu 20: Tộc người giữ vai trò chủ thể trong quá trình phát triển văn minh Trung Hoa thời kì cổ - trung đại là
A. người Hán.
Giải thích: Người Hán là tộc người chủ đạo, góp phần xây dựng và phát triển văn minh Trung Hoa.
38/38
ChatGPT đã nói:
ChatGPT
Câu 21: Ngành kinh tế chủ đạo ở Trung Quốc thời kì cổ - trung đại là
A. nông nghiệp.
Nông nghiệp đóng vai trò quan trọng và là ngành kinh tế chủ đạo của Trung Quốc thời cổ - trung đại, dựa trên điều kiện tự nhiên thuận lợi như đồng bằng rộng lớn, đất đai màu mỡ và hệ thống thủy lợi phát triển. Điều này giúp đảm bảo nguồn lương thực và là nền tảng cho sự phát triển xã hội và văn hóa của Trung Quốc.
Câu 22: Văn minh Ấn Độ cổ - trung đại gắn liền với những dòng sông nào?
A. Sông Ấn và sông Hằng.
Hai dòng sông này là nguồn sống và phát triển của nền văn minh Ấn Độ cổ - trung đại. Sông Hằng là trung tâm văn hóa và tôn giáo, trong khi sông Ấn gắn liền với nền văn minh Harappa, một trong những nền văn minh cổ xưa nhất của Ấn Độ.
Câu 23: Dân cư chủ yếu ở phía Nam Ấn Độ thời kì cổ đại là
D. người Đra-vi-đi-an.
Người Đra-vi-đi-an là cư dân bản địa ở khu vực phía Nam Ấn Độ, có nền văn hóa và ngôn ngữ riêng biệt. Họ là nhóm người xây dựng nên nhiều thành tựu văn hóa, kiến trúc quan trọng trong lịch sử Ấn Độ cổ đại.
Câu 24: Nội dung nào sau đây không phải là cơ sở hình thành nền văn minh Ấn Độ cổ - trung đại?
A. Thể chế nhà nước dân chủ chủ nô.
Ấn Độ cổ - trung đại không có chế độ dân chủ chủ nô như ở Hy Lạp và La Mã mà phát triển dựa trên chế độ quân chủ tập quyền, hệ thống đẳng cấp và kinh tế nông nghiệp.
Câu 25: Hy Lạp và La Mã cổ đại thuộc khu vực nào sau đây?
B. Địa Trung Hải.
Hai nền văn minh này phát triển ở khu vực ven Địa Trung Hải, nơi có điều kiện thuận lợi cho giao thương và giao lưu văn hóa. Đây là cái nôi của văn hóa phương Tây với những di sản triết học, nghệ thuật và luật pháp vĩ đại.
Câu 26: Bãi cọc Bạch Đằng năm 1288 được tìm thấy năm 1958 ở đâu?
A. Yên Giang.
Bãi cọc được tìm thấy ở Yên Giang, Quảng Ninh, là chứng tích lịch sử quan trọng của chiến thắng trên sông Bạch Đằng trong cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên lần thứ ba.
Câu 27: Bãi cọc Bạch Đằng ở thị xã Quảng Yên thuộc khu di tích nào?
A. Di tích lịch sử chiến thắng Bạch Đằng.
Đây là khu di tích gắn liền với chiến thắng lịch sử năm 1288, thể hiện tài thao lược của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn trong việc sử dụng địa hình và chiến thuật thủy chiến.
Câu 28: Bãi cọc tìm thấy ở Yên Giang năm 1958 là minh chứng cho sự kiện gì?
C. "Trận chiến trên sông Bạch Đằng" trong cuộc kháng chiến chống Mông Nguyên lần 3.
Bãi cọc này minh chứng cho chiến thuật tài tình của quân đội nhà Trần trong trận chiến quyết định chống quân Mông Nguyên lần thứ ba, kết thúc âm mưu xâm lược Đại Việt của đế chế Nguyên Mông.
Câu 29: Theo em ý nào là vai trò của tri thức lịch sử đối với mỗi cá nhân và xã hội?
A. Giúp con người nhận thức về cội nguồn, bản sắc của bản thân, gia đình, cộng đồng, dân tộc.
Tri thức lịch sử không chỉ giúp hiểu biết về quá khứ mà còn là công cụ để mỗi người xây dựng bản sắc văn hóa, nhận thức rõ vai trò của mình trong gia đình, xã hội và quốc gia.
Câu 30: Theo em, quá khứ không có mối quan hệ như thế nào với hiện tại và tương lai?
B. Không liên quan đến nhau.
Quá khứ, hiện tại và tương lai luôn có mối quan hệ mật thiết, tạo thành một dòng chảy liên tục. Quá khứ cung cấp bài học kinh nghiệm, giúp định hướng và xây dựng hiện tại cũng như tương lai.
Câu 31: Ý nào không phải là giá trị của những bài học kinh nghiệm trong lịch sử đối với học sinh:
D. Giúp học sinh định hướng nghề nghiệp tương lai hướng đến, thúc đẩy học sinh chăm chỉ học tập, theo đuổi ước mơ.
Lịch sử không trực tiếp định hướng nghề nghiệp, mà giúp học sinh nhận thức về giá trị truyền thống, tinh thần yêu nước và bài học từ quá khứ để áp dụng vào cuộc sống.
Câu 32: Sử học là môn khoa học có tính liên ngành vì:
A. Sử học là ngành khoa học có đối tượng nghiên cứu rộng, liên quan đến nhiều ngành khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, nhằm phản ánh đầy đủ bức tranh toàn diện của đời sống con người và xã hội loài người.
Tính liên ngành của Sử học thể hiện qua việc sử dụng tri thức từ các ngành khoa học khác để giải quyết vấn đề lịch sử một cách toàn diện và khách quan.
Câu 33: Sử học có khả năng gì?
A. Hỗ trợ tích cực cho các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác.
Sử học cung cấp cơ sở lý luận và bài học từ quá khứ, hỗ trợ các ngành khoa học xã hội và nhân văn trong việc nghiên cứu và giải quyết các vấn đề liên quan đến con người và xã hội.
Câu 34: Việc sử dụng tri thức từ các ngành khoa học khác nhau để nghiên cứu giúp Sử học giải quyết vấn đề một cách
A. Toàn diện, cụ thể và chính xác.
Tri thức liên ngành giúp Sử học có cái nhìn tổng thể, phân tích vấn đề sâu hơn và đưa ra kết luận chính xác hơn về các sự kiện lịch sử.
Câu 35: Phố cổ Hà Nội là tên gọi của một khu vực dân cư vốn xuất hiện từ thời:
A. Lý - Trần.
Phố cổ Hà Nội hình thành từ thời Lý - Trần, gắn liền với các hoạt động thương mại và văn hóa của Thăng Long, là minh chứng lịch sử về sự phát triển của kinh đô xưa.
Câu 36: Chùa Cầu phố cổ Hội An với tổng chiều dài là:
A. 12 mét.
Chùa Cầu là biểu tượng của phố cổ Hội An, có kiến trúc độc đáo kết hợp giữa văn hóa Việt Nam và Nhật Bản, với chiều dài khiêm tốn nhưng giá trị lịch sử và văn hóa lớn lao.
Câu 37: Phố cổ Hà Nội chứa đựng bao nhiêu di tích?
A. 131 di tích.
Phố cổ Hà Nội là một quần thể di sản văn hóa với 131 di tích, bao gồm đình, chùa, miếu và nhà cổ, thể hiện rõ nét bản sắc văn hóa truyền thống của người Việt.
Câu 38: Văn minh là gì?
A. Là trạng thái tiến hóa, phát triển cao của nền văn hóa và đối lập với nó là dã man, nguyên thủy.
Văn minh phản ánh sự phát triển cao của xã hội, biểu hiện qua các giá trị văn hóa, khoa học, công nghệ và tổ chức xã hội, đối lập với tình trạng sơ khai của loài người.
Câu 39: Văn hóa là gì?
D. Là các thành tựu do con người sáng tạo ra, có giá trị vật chất lẫn tinh thần.
Văn hóa bao gồm toàn bộ những giá trị mà con người sáng tạo ra trong quá trình sống, mang ý nghĩa cả về vật chất lẫn tinh thần.
Câu 40: Ý nào dưới đây là đặc điểm của văn minh?
B. Những giá trị do con người sáng tạo ra trong giai đoạn phát triển cao; chỉ trình độ phát triển.
Văn minh thể hiện trình độ phát triển cao của xã hội loài người, phản ánh qua các thành tựu khoa học, kỹ thuật, tổ chức xã hội và văn hóa
Tìm tài liệu học Lịch sử 10 tại đây: