Câu 1: Phố cổ Hà Nội là tên gọi của một khu vực dân cư vốn xuất hiện từ thời:
A. Lý - Trần.
B. Lê Sơn.
C. Hậu Lê.
D. Nhà Hồ.
Câu 2: Chùa Cầu phố cổ Hội An với tổng chiều dài là:
A. 12 mét.
B. 10 mét.
C.18 mét.
D. 20 mét.
Câu 3: Phố cổ Hà Nội chứa đựng bao nhiêu di tích?
A. 131 di tích.
B. 121 di tích.
C. 141 di tích.
D. 111 di tích.
Câu 4: Theo em, vì sao phải lưu giữ, bảo vệ và lan tỏa giá trị các giá trị di sản?
A. Vì lịch sử quan trọng.
B. Vì không muốn thất truyền truyền thống của quê hương, đất nước.
C. Nhăm nhắc nhở con người nhớ về cội nguồn, qua đó hình thành ý thức trách nhiệm với tổ tiên, với cộng đồng xã hội đương đại và với các thế hệ mai sau.
D. Truyền lại cho đời sau, tư tưởng, văn hóa của hiện tại.
Câu 5: Ý nào không phải tác động của du lịch đối với việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa:
A. Tạo nên các hoạt động tương tác, trải nghiệm để hiểu rõ hơn giá trị của các di tích, di sản, thúc đẩy nhu cầu du lịch của con người.
B. Là nguyên nhân chính thúc đẩy nền khoa học công nghiệp và khoa học kỹ thuật phát triển.
C. Là nguồn thúc đẩy sức tăng cường, bảo tồn và phát huy những giá trị di tích lịch sử văn hóa của địa phương, dân tộc.
D. Tạo nên kho tàng di sản vật thể và phi vật thể hết sức phong phú, đa dạng, đặc sắc và giàu giá trị
Câu 6: Sử học có mối quan hệ như thế nào với di sản văn hoá?
A. Bảo tồn và khôi phục các di sản.
B. Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản.
C. Bảo vệ và lưu giữ các giá trị các di sản.
D. Bảo vệ khôi phục các di sản.
Câu 7: Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hoá là hoạt động
A. Tìm kiếm, lưu giữ và bảo vệ các giá trị di sản.
B. Phát triển và lan toả các giá trị di sản.
C. Lưu giữ, bảo vệ và lan toả các giá trị của di sản.
D. Quy hoạch, lưu giữ và bảo vệ các di sản.
Câu 8: Việc bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích, di sản là nhiệm vụ của
A. ngành khoa học tự nhiên và công nghệ; cơ quan quản lí của Nhà nước.
B. ngành khoa học xã hội và nhân văn; cơ quan văn hoá, thông tin đại chúng, cá nhân.
C. Cơ quan Nhà nước; tổ chức kinh tế - chính trị - xã hội, cơ quan văn hoá; thông tin đại chúng và cá nhân.
D. viện bảo tàng, bảo tồn, nhà trưng bày; tổ chức chuyên môn; cơ quan văn hoá, thông tin đại chúng và cá nhân.
Câu 9: Các loại hình di sản văn hoá (vật thể, phi vật thể, hỗn hợp,...) đều có vai trò là
A. Di sản văn hoá đặc biệt.
B. Di sản văn hoá quốc gia.
C. Nguồn sử liệu quan trọng đặc biệt.
D. Di tích lịch sử quan trọng đặc biệt.
Câu 10: Tỉnh nào dẫn đầu cả nước về phát triển du lịch?
A. Quảng Ninh
B. Hà Nội
C. Hồ Chí Minh
D. Đà Nẵng
Câu 11: Đâu là di sản văn hóa thiên nhiên?
A. Phố cổ Hội An
B. Vinh Hạ Long
C. Thành nhà Hồ
D. Thánh địa Mỹ Sơn
Câu 12: Di sản văn hoá Việt Nam được sử dụng không nhằm mục đích nào dưới đây?
A. Phát huy giá trị di sản văn hoá vì lợi ích của toàn xã hội.
B. Phát huy truyền thống tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
C. Góp phần sáng tạo những giá trị văn hoá mới, làm giàu kho tàng di sản văn hoá Việt Nam và mở rộng giao lưu văn hoá quốc tế.
D. Góp phần biến đổi những giá trị văn hoá xưa, làm cơ sở phát triển văn hoá Việt Nam và mở rộng giao lưu văn hoá quốc tế.
Câu 13: Di sản văn hoá là những sản phẩm tinh thần, vật chất, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, có giá trị
A. lịch sử, văn hoá, khoa học.
B. khoa học, kinh tế, chính trị.
C. kinh tế, giáo dục, văn hoá.
D. khoa học, kinh tế, văn hoá.
Câu 14: Lịch sử và văn hoá có vai trò như thế nào đến sự phát triển du lịch?
A. Cung cấp bài học kinh nghiệm, là cơ sở hình thành ý tưởng xây dựng chiến lược phát triển.
B. Mang lại nguồn lực hỗ trợ hiệu quả cho công tác bảo tồn các di tích lịch sử, văn hoá.
C. Cung cấp thông tin để Sử học nghiên cứu, đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững.
D. Quảng bá lịch sử, văn hoá cộng đồng, kết nối và nâng cao vị thế và giá trị lịch sử, văn hoá.
Câu 15: Công nghiệp văn hoá có vai trò nào dưới đây đối với sự phát triển của Sử học?
A. Phát huy, quảng bá các giá trị của lịch sử, văn hoá dân tộc.
B. Cung cấp những tri thức liên quan đến khoa học lịch sử.
C. Nghiên cứu và đề xuất các chiến lược phát triển bền vững.
D. Cơ sở hình thành ý tưởng và nguồn cảm hứng hoạt động.
Câu 16: Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hoá không phải là hoạt động
A. Tiến hành xây mới các di tích, hiện đại hoá di tích.
B. Đảm bảo sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia, dân tộc.
C. Đem lại hiệu quả thiết thực phát triển kinh tế, xã hội.
D. Hình thành ý thức trách nhiệm với cộng đồng xã hội và thế hệ mai sau.
Câu 17: Sử học có vai trò như thế nào với việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hoá?
A. Nghiên cứu các sự kiện, nhân vật lịch sử, phục dựng bức tranh lịch sử, từ đó nghiên cứu cách thức bảo tồn các giá trị của di sản
B. Kết quả nghiên cứu của Sử học khẳng định giá trị của các sự kiện, nhân vật lịch sử, di sản văn hoá.
C. Kết quả nghiên cứu của Sử học là cơ sở chính để các nhà sử học thực hiện công tác bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản.
D. Phục dựng bức tranh lịch sử, khẳng định giá trị của các di sản, là cơ sở bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản.
Câu 18: Nhiệm vụ nào sau đây là nhiệm vụ thường xuyên và và quan trọng hàng đầu trong công tác quản lí di sản của mỗi quốc gia?
A. Bảo quản, tu bổ
B. Bảo vệ, bảo quản
C. Tu bổ, phục hồi
D. Bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phục hồi
Câu 19: Sử học có vai trò nào dưới đây đối với sự phát triển của một số ngành nghề trong lĩnh vực công nghiệp văn hoá?
A. Phát huy, quảng bá các giá trị của lịch sử, văn hoá dân tộc.
B. Thúc đẩy tri thức lịch sử và văn hoá nhân loại phát triển.
C. Giáo dục các thế hệ, tôn vinh các giá trị lịch sử, văn hoá.
D. Cơ sở hình thành ý tưởng và nguồn cảm hứng hoạt động
Câu 20:Kết quả nghiên cứu của Sử học sẽ là
A. Cơ sở khoa học cho công tác xác định giá trị.
B. Bảo tồn và phát huy giá trị đích thực của di sản.
C. Cơ sở khoa học cho công tác xác định giá trị, bảo tồn và phát huy giá trị đích thực của di sản vì sự phát triển bền vững trong bối cảnh đời sống hiện tại.
D. Bảo tồn và phát huy giá trị đích thực của di sản vì sự phát triển bền vững trong bối cảnh đời sống hiện tại.
Đáp án tham khảo:
Câu 1: Phố cổ Hà Nội là tên gọi của một khu vực dân cư vốn xuất hiện từ thời:
A. Lý - Trần.
Phố cổ Hà Nội bắt đầu hình thành từ thời Lý - Trần với những hoạt động kinh tế, thương mại sầm uất. Đây là thời kỳ đặt nền móng cho sự phát triển của khu vực này thành một trung tâm thương mại lớn.
Câu 2: Chùa Cầu phố cổ Hội An với tổng chiều dài là:
D. 20 mét.
Chùa Cầu là một di tích lịch sử nổi tiếng tại Hội An với tổng chiều dài 20 mét, biểu trưng cho sự giao thoa văn hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản trong lịch sử.
Câu 3: Phố cổ Hà Nội chứa đựng bao nhiêu di tích?
A. 131 di tích.
Phố cổ Hà Nội hiện nay có tổng cộng 131 di tích, bao gồm đền, chùa, đình, miếu, và các công trình kiến trúc cổ có giá trị văn hóa và lịch sử.
Câu 4: Theo em, vì sao phải lưu giữ, bảo vệ và lan tỏa giá trị các giá trị di sản?
C. Nhằm nhắc nhở con người nhớ về cội nguồn, qua đó hình thành ý thức trách nhiệm với tổ tiên, với cộng đồng xã hội đương đại và với các thế hệ mai sau.
Việc lưu giữ và lan tỏa giá trị di sản giúp duy trì truyền thống, gắn kết cộng đồng và giáo dục thế hệ trẻ về giá trị văn hóa, từ đó tạo động lực cho sự phát triển bền vững.
Câu 5: Ý nào không phải tác động của du lịch đối với việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa:
B. Là nguyên nhân chính thúc đẩy nền khoa học công nghiệp và khoa học kỹ thuật phát triển.
Du lịch có vai trò lớn trong việc thúc đẩy nhận thức, bảo tồn và phát huy giá trị di sản, nhưng không phải là nguyên nhân trực tiếp thúc đẩy sự phát triển của khoa học công nghiệp và kỹ thuật.
Câu 6: Sử học có mối quan hệ như thế nào với di sản văn hoá?
B. Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản.
Sử học nghiên cứu quá khứ, qua đó khẳng định giá trị di sản và tìm cách bảo tồn, phát huy những giá trị này để duy trì bền vững văn hóa của cộng đồng.
Câu 7: Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hoá là hoạt động
C. Lưu giữ, bảo vệ và lan tỏa các giá trị của di sản.
Các hoạt động này nhằm đảm bảo di sản được truyền lại nguyên vẹn cho thế hệ sau, đồng thời giúp cộng đồng hiểu và trân trọng những giá trị di sản văn hóa.
Câu 8: Việc bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích, di sản là nhiệm vụ của
C. Cơ quan Nhà nước; tổ chức kinh tế - chính trị - xã hội, cơ quan văn hoá; thông tin đại chúng và cá nhân.
Bảo tồn di sản không chỉ là trách nhiệm của Nhà nước mà còn là nhiệm vụ của cộng đồng, bao gồm các tổ chức và cá nhân.
Câu 9: Các loại hình di sản văn hoá (vật thể, phi vật thể, hỗn hợp,...) đều có vai trò là
C. Nguồn sử liệu quan trọng đặc biệt.
Di sản văn hóa là nguồn tư liệu quý giá giúp nghiên cứu và khôi phục những khía cạnh lịch sử, văn hóa của xã hội.
Câu 10: Tỉnh nào dẫn đầu cả nước về phát triển du lịch?
A. Quảng Ninh.
Quảng Ninh nổi bật với di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long, góp phần đưa tỉnh này dẫn đầu cả nước trong phát triển du lịch.
Câu 11: Đâu là di sản văn hóa thiên nhiên?
B. Vịnh Hạ Long.
Vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên thế giới được UNESCO công nhận với cảnh quan thiên nhiên độc đáo.
Câu 12: Di sản văn hoá Việt Nam được sử dụng không nhằm mục đích nào dưới đây?
D. Góp phần biến đổi những giá trị văn hoá xưa, làm cơ sở phát triển văn hoá Việt Nam và mở rộng giao lưu văn hoá quốc tế.
Di sản văn hóa được bảo tồn và phát huy để giữ nguyên giá trị gốc, không phải để biến đổi hay thay đổi chúng.
Câu 13: Di sản văn hoá là những sản phẩm tinh thần, vật chất, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, có giá trị
A. lịch sử, văn hoá, khoa học.
Di sản văn hóa mang lại giá trị lớn lao trong các lĩnh vực lịch sử, văn hóa và khoa học, góp phần vào sự phát triển tri thức nhân loại.
Câu 14: Lịch sử và văn hoá có vai trò như thế nào đến sự phát triển du lịch?
D. Quảng bá lịch sử, văn hoá cộng đồng, kết nối và nâng cao vị thế và giá trị lịch sử, văn hoá.
Thông qua du lịch, lịch sử và văn hóa được giới thiệu rộng rãi, từ đó góp phần nâng cao giá trị và vị thế của chúng trên trường quốc tế.
Câu 15: Công nghiệp văn hoá có vai trò nào dưới đây đối với sự phát triển của Sử học?
A. Phát huy, quảng bá các giá trị của lịch sử, văn hoá dân tộc.
Công nghiệp văn hóa giúp lan tỏa các giá trị lịch sử và văn hóa thông qua các sản phẩm và dịch vụ sáng tạo.
Câu 16: Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hoá không phải là hoạt động
A. Tiến hành xây mới các di tích, hiện đại hoá di tích.
Việc bảo tồn phải đảm bảo giữ nguyên giá trị lịch sử và văn hóa của di sản, không thay đổi hay hiện đại hóa chúng.
Câu 17: Sử học có vai trò như thế nào với việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hoá?
D. Phục dựng bức tranh lịch sử, khẳng định giá trị của các di sản, là cơ sở bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản.
Sử học nghiên cứu lịch sử, từ đó cung cấp cơ sở khoa học để bảo tồn và phát huy giá trị của di sản.
Câu 18: Nhiệm vụ nào sau đây là nhiệm vụ thường xuyên và và quan trọng hàng đầu trong công tác quản lí di sản của mỗi quốc gia?
D. Bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phục hồi.
Những hoạt động này đảm bảo di sản được bảo tồn và phát huy giá trị bền vững.
Câu 19: Sử học có vai trò nào dưới đây đối với sự phát triển của một số ngành nghề trong lĩnh vực công nghiệp văn hoá?
A. Phát huy, quảng bá các giá trị của lịch sử, văn hoá dân tộc.
Sử học cung cấp thông tin quan trọng để công nghiệp văn hóa phát triển các sản phẩm, dịch vụ liên quan đến lịch sử và văn hóa.
Câu 20: Kết quả nghiên cứu của Sử học sẽ là
C. Cơ sở khoa học cho công tác xác định giá trị, bảo tồn và phát huy giá trị đích thực của di sản vì sự phát triển bền vững trong bối cảnh đời sống hiện tại.
Nghiên cứu của Sử học cung cấp nền tảng khoa học để bảo tồn và phát huy giá trị di sản trong quá trình phát triển bền vững.
Tìm kiếm tài liệu học Lịch sử 10 tại đây: