Câu 1: Vùng biển nước ta giàu tài nguyên sinh vật biển là do
A. thềm lục địa nông, độ mặn nước biển lớn.
B. nước biển ấm, nhiều ánh sáng, giàu ô-xi.
C. Có nhiều vũng vịnh, đầm phá.
D. Có các dòng hải lưu.
Câu 2: Nhân tố nào không là điều kiện thuận lợi để nước ta phát triển tổng hợp kinh tế biển?
A. Vùng biển nước ta là nơi hình thành các cơn bão nhiệt đới.
B. Vùng biển nước ta rộng, nước biển ấm, nguồn lợi sinh vật biển phong phú.
C. Vùng biển nước ta có nhiều sa khoáng, thềm lục địa có dầu khí….
D. Vũng vịnh kín thuận lợi cho xây dựng hải cảng.
Câu 3: Điều kiện nào không phải là yếu tố thuận lợi để phát triển đánh bắt và nuôi trồng thủy sản ở nước ta?
A. giàu tài nguyên hải sản.
B. có nhiều ngư trường.
C. có nhiều bão, không khí lạnh.
D. có nhiều vũng vịnh, đầm phá ven bờ.
Câu 4: Tài nguyên thiên nhiên vùng biển có ý nghĩa lớn nhất đối với đời sống của cư dân ven biển là
A. Tài nguyên du lịch biển.
B. Tài nguyên khoáng sản.
C. Tài nguyên hải sản.
D. Tài nguyên điện gió.
Câu 5: Vì sao chất lượng môi trường nước biển có xu hướng giảm?
A. Chịu tác động của hoạt động kinh tế.
B. Con người khai thác hợp lí.
C. Tài nguyên sinh vật đa dạng.
D. Khí hậu nóng ẩm mưa nhiều.
Câu 6: Đường bờ biển nước ta dài bao nhiêu km?
A. 3260
B. 3270
C. 3280
D. 3290
Câu 7: Vùng biển nước ta có độ muối trung bình từ
A. 31-32‰
B. 32-33‰
C. 33-34‰
D. 34-35‰
Câu 8: Đâu là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch biển Việt Nam?
A. Khoáng sản có trữ lượng lớn.
B. Hệ sinh thái biển kém đa dạng.
C. Khung cảnh thiên nhiên còn ít.
D. Bờ biển dài, có nhiều bãi cát.
Câu 9: Biểu hiện nào sau đây thể hiện ý nghĩa của biển đảo đối với kinh tế nước ta?
A. Vai trò trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
B. Là nơi cư trú, nhiều hoạt động của dân cư.
C. Đóng góp đáng kể vào GDP của đất nước.
D. Có nhiều cảnh quan đẹp phát triển du lịch.
Câu 10: Theo đánh giá của Bộ Tài nguyên và Môi trường, chất lượng nước biển xa bờ ở Việt Nam
A. bị suy thoái nghiêm trọng.
B. không đạt tiêu chuẩn cho phép.
C. có nhiều biến động qua các năm.
D. đạt chuẩn, tương đối ổn định và ít biến động.
Câu 11: Biển Đông nằm ở phía nào của Thái Bình Dương?
A. Phía Tây.
B. Phía Bắc.
C. Phía Đông
D. Phía Nam.
Câu 12: Biển Đông có diện tích bao nhiêu km2?
A. 3447
B. 3448
C. 3449
D. 3446.
Câu 13: Khí hậu trên Biển Đông mang tính chất?
A. Cận nhiệt gió mùa.
B. Xích đạo gió mùa.
C. Ôn đới gió mùa.
D. Nhiệt đới gió mùa.
Câu 14: Biển Việt Nam có diện tích khoảng bao nhiêu km2?
A. 1 triệu.
B. 2 triệu.
C. 3 triệu.
D. 4 triệu.
Câu 15: Năm 2022, nước ta có bao nhiêu huyện đảo?
A. 10
B. 11
C. 12
D. 13
Câu 16: Nguồn lợi tổ yến của nước ta phân bố chủ yếu ở
A. các đảo trên vịnh Bắc Bộ.
B. Bắc Trung Bộ.
C. Duyên hải Nam Trung Bộ
D. Đông Nam Bộ.
Câu 17: Nghề làm muối ở nước ta phát triển nhất ở vùng
A. Đồng bằng sông Hồng.
B. Bắc Trung Bộ
C. Duyên hải Nam Trung Bộ
D. Đồng bằng sông Cửu Long
Câu 18: Loại khoáng sản đang có giá trị nhất ở biển Đông nước ta hiện nay là
A. dầu mỏ, khí tự nhiên
B. muối
C. cát thủy tinh
D. titan
Câu 19: Nước ta cần phải khai thác tổng hợp kinh tế biển không phải vì
A. khai thác tổng hợp mới đem lại hiểu quả kinh tế cao.
B. môi trường vùng biển dễ bị chia cắt.
C. môi trường đảo nhạy cảm dưới tác động con người.
D. tiện cho việc đầu tư vốn và kĩ thuật.
Câu 20: Việc khai thác tài nguyên sinh vật biển và hải đảo ở nước ta chưa cần phải quan tâm tới việc
A. khai thác quá mức nguồn lợi ven bờ.
B. khai thác quá mức các đối tượng có nguồn lợi kinh tế.
C. sử dụng các phương tiện đánh bắt mang tính hủy diệt.
D. mở rộng hợp tác với nhiều nước hơn nữa.
Đáp án
Câu 1: B. nước biển ấm, nhiều ánh sáng, giàu ô-xi.
Giải thích: Nước biển ấm, ánh sáng dồi dào và giàu ô-xi là điều kiện thuận lợi để sinh vật biển phát triển phong phú.
Câu 2: A. Vùng biển nước ta là nơi hình thành các cơn bão nhiệt đới.
Giải thích: Bão nhiệt đới là yếu tố khó khăn, không phải thuận lợi để phát triển kinh tế biển.
Câu 3: C. có nhiều bão, không khí lạnh.
Giải thích: Bão và không khí lạnh là trở ngại đối với việc đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
Câu 4: C. Tài nguyên hải sản.
Giải thích: Tài nguyên hải sản là nguồn sống chính của cư dân ven biển, cung cấp thực phẩm và nguyên liệu kinh tế.
Câu 5: A. Chịu tác động của hoạt động kinh tế.
Giải thích: Các hoạt động kinh tế như khai thác tài nguyên, xả thải gây ô nhiễm môi trường biển.
Câu 6: C. 3280
Giải thích: Đường bờ biển Việt Nam dài 3280 km.
Câu 7: A. 31-32‰
Giải thích: Vùng biển Việt Nam có độ muối trung bình từ 31-32‰.
Câu 8: D. Bờ biển dài, có nhiều bãi cát.
Giải thích: Bờ biển dài với nhiều bãi cát đẹp là điều kiện thuận lợi cho du lịch biển phát triển.
Câu 9: C. Đóng góp đáng kể vào GDP của đất nước.
Giải thích: Kinh tế biển đóng góp lớn vào GDP, bao gồm khai thác hải sản, dầu khí, du lịch.
Câu 10: D. Đạt chuẩn, tương đối ổn định và ít biến động.
Giải thích: Chất lượng nước biển xa bờ của Việt Nam đạt chuẩn và ít bị biến động lớn.
Câu 11: A. Phía Tây.
Giải thích: Biển Đông nằm ở phía Tây của Thái Bình Dương.
Câu 12: C. 3449.
Giải thích: Biển Đông có diện tích khoảng 3.449.000 km².
Câu 13: D. Nhiệt đới gió mùa.
Giải thích: Biển Đông có khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa.
Câu 14: A. 1 triệu.
Giải thích: Diện tích vùng biển Việt Nam khoảng 1 triệu km².
Câu 15: C. 12.
Giải thích: Năm 2022, Việt Nam có 12 huyện đảo.
Câu 16: C. Duyên hải Nam Trung Bộ.
Giải thích: Nguồn lợi tổ yến tập trung chủ yếu ở các đảo thuộc Duyên hải Nam Trung Bộ, đặc biệt là Khánh Hòa.
Câu 17: C. Duyên hải Nam Trung Bộ.
Giải thích: Nghề làm muối phát triển nhất ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ do khí hậu khô nóng, ít mưa.
Câu 18: A. dầu mỏ, khí tự nhiên.
Giải thích: Dầu mỏ và khí tự nhiên là loại khoáng sản có giá trị nhất hiện nay ở biển Đông.
Câu 19: D. tiện cho việc đầu tư vốn và kĩ thuật.
Giải thích: Việc khai thác tổng hợp kinh tế biển không phải để tiện cho đầu tư vốn và kỹ thuật mà để đảm bảo hiệu quả và bền vững.
Câu 20: D. mở rộng hợp tác với nhiều nước hơn nữa.
Giải thích: Việc mở rộng hợp tác không cấp bách bằng các biện pháp quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi sinh vật biển.
Tìm kiếm thêm tài liệu học tập Địa lí 12 tại đây.