Kiểm tra Địa lí 11 chân trời sáng tạo cuối học kì 1

Câu 1: Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN vào năm

A. 1997.

B. 1995.

C. 1967.

D. 1984.

Câu 2: Tình trạng khủng hoảng an ninh lương thực là

A. vấn đề toàn cầu và đang có xu hướng gia tăng.

B. vấn đề của châu Á và xu hướng gia tăng lên.

C. vấn đề toàn cầu nhưng có xu hướng gia giảm.

D. vấn đề của châu Phi và có xu hướng gia giảm.

Câu 3: Việt Nam là thành viên của các tổ chức liên kết khu vực nào sau đây?

A. APEC và ASEAN.

B. NAFTA và EU.

C. NAFTA và APEC.

D. EU và ASEAN.

Câu 4: Một trong những lợi thế của hầu hết các nước Đông Nam Á là

A. phát triển chăn nuôi.

B. phát triển kinh tế biển.

C. phát triển thủy điện.

D. phát triển lâm nghiệp.

Câu 5: Sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế giữa các quốc gia khu vực Tây Nam Á chủ yếu do tác động của các nhân tố chủ yếu nào sau đây?

A. Nguồn lao động, tài nguyên thiên nhiên và vị trí.

B. Tài nguyên, địa chính trị, các nguồn vốn đầu tư.

C. Khoáng sản, chính sách và khoa học công nghệ.

D. Chính sách phát triển, khoa học kĩ thuật, dân cư.

Câu 6: Thị trường chung châu Âu đảm bảo quyền tự do lưu thông cho các nước thành viên về

A. hàng hóa, con người, tiền vốn, dịch vụ.

B. con người, hàng không, y tế, văn hóa.

C. tiền vốn, dịch vụ, văn hóa, quân sự.

D. dịch vụ, du lịch, con người, giáo dục.

Câu 7: Năm 2020, GDP của khu vực Tây Nam Á chiếm khoảng

A. 3,6% GDP toàn thế giới.

B. 3,9% GDP toàn thế giới.

C. 3,7% GDP toàn thế giới.

D. 3,8% GDP toàn thế giới.

Câu 8: Các quốc gia nào sau đây thành lập Cộng đồng Than Thép châu Âu?

A. Pháp, Ba Lan, I-ta-li-a, Bỉ, Hà Lan, Đan Mạch.

B. Tây Ban Nha, Đức, I-ta-li-a, Bỉ, Áo, Lúc- xăm-bua.

C. Anh, Đức, Thụy Điển, Bỉ, Hà Lan, Lúc-xăm-bua.

D. Pháp, Đức, I-ta-li-a, Bỉ, Hà Lan, Lúc-xăm-bua.

Câu 9: Khoáng sản nổi bật ở khu vực Mỹ Latinh không phải là

A. kim loại quý.

B. kim loại màu.

C. nhiên liệu.

D. kim loại đen.

Câu 10: Nhận định nào sau đây không phải cơ sở hình thành ASEAN?

A. Do sức ép cạnh tranh giữa các khu vực trên thế giới.

B. Việc sử dụng chung một loại tiền tệ trong giao dịch.

C. Sự tương đồng về địa lí và văn hóa của các quốc gia.

D. Có chung mục tiêu, lợi ích phát triển kinh tế, xã hội.

Câu 11: Các nước phát triển có trình độ phát triển kinh tế - xã hội cao hơn hẳn các nước đang phát triển, thể hiện chủ yếu ở việc

A. tốc độ tăng tổng thu nhập trong nước cao.

B. tỉ trọng của khu vực kinh tế dịch vụ chưa cao.

C. công nghiệp - xây dựng tăng trưởng nhanh.

D. chiếm phần lớn giá trị xuất khẩu của thế giới.

Câu 12: GNI/người phản ánh điều nào sau đây?

A. Văn hóa và năng suất lao động của người dân trong một nước.

B. Giáo dục và năng suất lao động của người dân trong một nước.

C. Mức sống và năng suất lao động của người dân trong một nước.

D. Mức sống và năng suất lao động của người dân trong một tỉnh.

Câu 13: So với Đông Nam Á lục địa, địa hình Đông Nam Á hải đảo có điểm khác biệt nào sau đây?

A. Núi thường thấp dưới 3000m.

B. Nhiều núi lửa đang hoạt động.

C. Đồng bằng phù sa màu mỡ.

D. Ít đồng bằng và nhiều đồi núi.

Câu 14: Trụ sở của Liên hợp quốc đặt ở quốc gia nào sau đây?

A. Hoa Kỳ.

B. Anh.

C. Liên bang Nga.

D. Trung Quốc.

Câu 15: Ở khu vực Mỹ Latinh có thuận lợi nào sau đây để phát triển cây lương thực và thực phẩm?

A. Đất đai đa dạng và màu mỡ.

B. Mạng lưới sông ngòi dày đặc.

C. Nhiều cao nguyên rộng lớn.

D. Khí hậu phân hóa khá đa dạng.

Câu 16: Lĩnh vực nào sau đây thuộc an ninh truyền thống?

A. Biến đổi khí hậu.

B. Chiến tranh cục bộ.

C. An ninh lương thực.

D. An ninh kinh tế.

Câu 17: Biểu hiện về vai trò của các công ty xuyên quốc gia là

A. các công ty xuyên quốc gia hoạt động với phạm vi rộng.

B. mạng lưới liên kết tài chính toàn cầu mở rộng toàn thế giới.

C. vai trò của Tổ chức Thương mại Thế giới ngày càng lớn.

D. đầu tư nước ngoài tăng rất nhanh, nhất là lĩnh vực dịch vụ.

Câu 18: Hệ quả tích cực của khu vực hoá kinh tế không phải là

A. thúc đẩy sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.

B. góp phần bảo vệ lợi ích kinh tế các nước thành viên.

C. tăng cường tự do hoá thương mại các nước trong khu vực.

D. gia tăng sức ép tính tự chủ về quyền lực của mỗi nước.

Câu 19: Quốc gia nào sau đây nằm ở bộ phận Đông Nam Á lục địa?

A. In-đô-nê-xi-a.

B. Thái Lan.

C. Ma-lai-xi-a.

D. Bru-nây.

Câu 20: Quốc gia nào sau đây là thành viên chính thức cuối cùng của ASEAN đến thời điểm này?

A. Cam-pu-chia.

B. Đông Ti-mo.

C. Lào.

D. Việt Nam.

Đáp án

Câu 1: Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN vào năm
B. 1995.
Giải thích: Việt Nam gia nhập ASEAN vào năm 1995, đánh dấu bước phát triển quan trọng trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam.

Câu 2: Tình trạng khủng hoảng an ninh lương thực là
A. Vấn đề toàn cầu và đang có xu hướng gia tăng.
Giải thích: Khủng hoảng an ninh lương thực đang ngày càng gia tăng do xung đột, biến đổi khí hậu và các vấn đề kinh tế.

Câu 3: Việt Nam là thành viên của các tổ chức liên kết khu vực nào sau đây?
A. APEC và ASEAN.
Giải thích: Việt Nam là thành viên của cả APEC và ASEAN, tham gia tích cực vào các tổ chức khu vực này.

Câu 4: Một trong những lợi thế của hầu hết các nước Đông Nam Á là
B. Phát triển kinh tế biển.
Giải thích: Các quốc gia Đông Nam Á có vị trí thuận lợi để phát triển kinh tế biển, nhờ vào hệ thống cảng biển và tài nguyên hải sản phong phú.

Câu 5: Sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế giữa các quốc gia khu vực Tây Nam Á chủ yếu do tác động của các nhân tố chủ yếu nào sau đây?
B. Tài nguyên, địa chính trị, các nguồn vốn đầu tư.
Giải thích: Các yếu tố như tài nguyên thiên nhiên, địa chính trị và khả năng thu hút đầu tư đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của các quốc gia Tây Nam Á.

Câu 6: Thị trường chung châu Âu đảm bảo quyền tự do lưu thông cho các nước thành viên về
A. Hàng hóa, con người, tiền vốn, dịch vụ.
Giải thích: Thị trường chung châu Âu cho phép lưu thông tự do về hàng hóa, dịch vụ, tiền vốn và con người giữa các quốc gia thành viên.

Câu 7: Năm 2020, GDP của khu vực Tây Nam Á chiếm khoảng
C. 3,7% GDP toàn thế giới.
Giải thích: GDP của khu vực Tây Nam Á chiếm khoảng 3,7% tổng GDP toàn cầu vào năm 2020.

Câu 8: Các quốc gia nào sau đây thành lập Cộng đồng Than Thép châu Âu?
D. Pháp, Đức, I-ta-li-a, Bỉ, Hà Lan, Lúc-xăm-bua.
Giải thích: Các quốc gia này thành lập Cộng đồng Than Thép châu Âu vào năm 1951, tiền thân của Liên minh châu Âu.

Câu 9: Khoáng sản nổi bật ở khu vực Mỹ Latinh không phải là
D. Kim loại đen.
Giải thích: Mỹ Latinh chủ yếu có khoáng sản kim loại quý, kim loại màu và nhiên liệu, nhưng không phải là kim loại đen.

Câu 10: Nhận định nào sau đây không phải cơ sở hình thành ASEAN?
B. Việc sử dụng chung một loại tiền tệ trong giao dịch.
Giải thích: Các quốc gia ASEAN hợp tác trên nhiều lĩnh vực nhưng không sử dụng chung một loại tiền tệ.

Câu 11: Các nước phát triển có trình độ phát triển kinh tế - xã hội cao hơn hẳn các nước đang phát triển, thể hiện chủ yếu ở việc
D. Chiếm phần lớn giá trị xuất khẩu của thế giới.
Giải thích: Các nước phát triển chiếm phần lớn giá trị xuất khẩu và có nền kinh tế - xã hội phát triển mạnh mẽ.

Câu 12: GNI/người phản ánh điều nào sau đây?
C. Mức sống và năng suất lao động của người dân trong một nước.
Giải thích: GNI/người phản ánh mức sống và năng suất lao động của người dân trong một quốc gia.

Câu 13: So với Đông Nam Á lục địa, địa hình Đông Nam Á hải đảo có điểm khác biệt nào sau đây?
B. Nhiều núi lửa đang hoạt động.
Giải thích: Đông Nam Á hải đảo có nhiều núi lửa đang hoạt động do nằm trên vành đai lửa Thái Bình Dương.

Câu 14: Trụ sở của Liên hợp quốc đặt ở quốc gia nào sau đây?
A. Hoa Kỳ.
Giải thích: Trụ sở của Liên hợp quốc được đặt tại New York, Hoa Kỳ.

Câu 15: Ở khu vực Mỹ Latinh có thuận lợi nào sau đây để phát triển cây lương thực và thực phẩm?
A. Đất đai đa dạng và màu mỡ.
Giải thích: Khu vực Mỹ Latinh có đất đai màu mỡ, thuận lợi cho việc phát triển cây lương thực và thực phẩm.

Câu 16: Lĩnh vực nào sau đây thuộc an ninh truyền thống?
B. Chiến tranh cục bộ.
Giải thích: An ninh truyền thống liên quan đến vấn đề chiến tranh và xung đột vũ trang, khác với an ninh phi truyền thống như biến đổi khí hậu.

Câu 17: Biểu hiện về vai trò của các công ty xuyên quốc gia là
A. Các công ty xuyên quốc gia hoạt động với phạm vi rộng.
Giải thích: Các công ty xuyên quốc gia hoạt động trên toàn cầu và có ảnh hưởng lớn đến các nền kinh tế quốc gia.

Câu 18: Hệ quả tích cực của khu vực hoá kinh tế không phải là
D. Gia tăng sức ép tính tự chủ về quyền lực của mỗi nước.
Giải thích: Khu vực hóa kinh tế giúp các nước hợp tác và giảm bớt sức ép quyền lực, không phải gia tăng nó.

Câu 19: Quốc gia nào sau đây nằm ở bộ phận Đông Nam Á lục địa?
B. Thái Lan.
Giải thích: Thái Lan nằm ở Đông Nam Á lục địa, không phải ở Đông Nam Á hải đảo.

Câu 20: Quốc gia nào sau đây là thành viên chính thức cuối cùng của ASEAN đến thời điểm này?
B. Đông Ti-mo.
Giải thích: Đông Ti-mo là quốc gia gia nhập ASEAN cuối cùng vào năm 2011.

Tìm kiếm thêm tài liệu học tập Địa lí 11 tại đây.

Chia sẻ bài viết
Bạn cần phải đăng nhập để đăng bình luận
Top