Kiểm tra Công nghệ 7 Chân trời sáng tạo bài 7 Trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng

Câu 1: Công việc nào dưới đây thuộc giai đoạn chuẩn bị cây con để trồng rừng?

A. Chuẩn bị phân bón lót cho cây.
B. Chọn cây con đủ tiêu chuẩn, sinh trưởng, phát triển tốt.
C. Làm sạch cỏ chỗ đào hố trồng cây
D. Tưới nước để cây con sinh trưởng, phát triển tốt
Câu 2: Đâu không phải công việc chăm sóc rừng sau khi trồng?

A. Làm hàng rào bảo vệ cây rừng mới trồng
B. Chặt bỏ dây leo, cây dại chèn ép cây rừng.
C. Làm cỏ, xới đất và vun gốc cây.
D. Cắt tỉa, làm thua bớt cảnh, lá của cây rừng.
E. Cung cấp phân bón, bổ sung dinh dưỡng cho cây.
F.  Lấp và nén đất chặt xung quanh gốc cây.
G. Tưới tiêu, cung cấp đủ nước cho cây rừng.
H. Trồng dặm vào chỗ cây bị chết.
Câu 3: Tác dụng của việc vun đất cao hơn gốc cây là?

A. Giúp cây phát triển nhanh
B. Hạn chế sâu, bệnh hại cây rừng sau khi trồng
C. Không đọng nước ở gốc làm úng cây
D. Hạn chế sâu, bệnh hại cây rừng sau khi trồng
Câu 4: Ở các tỉnh miền Trung và miền Nam nước ta, thời vụ trồng rừng chính là:

A. mùa xuân và mùa hè
B. mùa xuân và mùa thu
C. trồng quanh năm
D. vào mùa mưa
Câu 5: Cần phát quang khi chăm sóc cây rừng mới trồng để

A. cây con không bị cây hoang dại chèn ép
B. cây con không gãy đổ khi mưa bão
C. bổ sung dinh dưỡng cho cây con
D. cung cấp đủ nước cho cây con
Câu 6: Tại sao phải rạch bỏ vỏ bầu đất của cây con?

A. Giúp giữ vững chắc cây trồng
B. Cung cấp lớp đất có chứa phân bón cho cây
C. Giúp rễ phát triển, hấp thụ chất dinh dưỡng
D. Để bầu đất không lộ ra ngoài
Câu 7: Quy trình trồng rừng bằng cây non rễ trần gồm các bước theo thứ tự nào sau đây?

A. Tạo lỗ trong hố đất → Đặt cây vào lỗ trong hố → Lấp và nén đất lần 2 → Vun gốc → Lấp và nén đất lần 1.
B. Tạo lỗ trong hố đất → Đặt cây vào lỗ trong hố → Vun gốc → Lấp và nén đất lần 2 → Lấp và nén đất lần 1
C. Tạo lỗ trong hố đất → Đặt cây vào lỗ trong hố → Lấp và nén đất lần 1 → Lấp và nén đất lần 2 → Vun gốc.
D. Tạo lỗ trong hố đất → Đặt cây vào lỗ trong hố → Lấp và nén đất lần 2 → Vun gốc → Lấp và nén đất lần 1.
Câu 8: Các công việc thuộc giai đoạn chuẩn bị đất để trồng cây con đã có rễ là

Làm sạch cỏ.
Làm cho đất bằng phẳng.
Tạo hố trồng cây.
Chặt bỏ các loài dây leo, cây hoang dại.
Lấp hỗn hợp phân bón và đất màu vào hố trồng cây.
Chọn cây con khoẻ, đủ tiêu chuẩn.
A. 1, 2, 3, 4, 6
B. 1, 2, 3, 5
C. 1, 2, 3, 6
D. 1, 2, 4, 5
Câu 9: Theo em, việc bón phân định kì trong quá trình chăm sóc rừng có tác dụng nào sau đây?

A. Ngăn chặn sự phát triển của cỏ dại.
B. Hạn chế sự phát triển của sâu, bệnh hại.
C. Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây rừng.
D. Kích thích sự phát triển của hệ vi sinh vật đất.
Câu 10: Tác dụng của việc lấp và nén đất lần 2?

A. Giúp giữ vững chắc cây trồng
B. Cung cấp lớp đất có chứa phân bón cho cây
C. Giúp rễ phát triển, hấp thụ chất dinh dưỡng
D. Để bầu đất không lộ ra ngoài
Câu 11: Trồng rừng đúng thời vụ có tác dụng nào sau đây?

A. Giúp tiết kiệm công lao động.
B. Giúp cây rừng có tỉ lệ sống cao, sinh trưởng và phát triển tốt.
C. Giúp tiết kiệm phân bón và thuốc trừ sâu.
D. Giúp nâng cao chất lượng các sản phẩm của rừng.
Câu 12: Đâu không phải ưu điểm của việc trồng rừng bằng cây con?

A. Bộ rễ của cây con được bảo vệ
B. Cây có bộ rễ khỏe, sức đề kháng cao
C. Cây con có tỉ lệ sống cao và phát triển tốt
D. Bộ rễ của cây con cắm (bám) nhanh vào đất
Câu 13: Với cây rừng trồng phân tán, người ta làm rào bảo vệ bằng cách nào?

A. Trồng cây dứa dại dày bao quanh khu rừng trồng
B. Làm rào bằng tre, nứa bao quanh khu rừng trồng
C. Làm rào bằng tre, nứa bao quanh từng cây
D. Trồng cây dứa dại dày bao quanh từng cây
Câu 14: Tại sao phải tạo lỗ trong hố trồng có độ sâu lớn hơn chiều cao bầu đất?

A. Giúp giữ vững chắc cây trồng
B. Cung cấp lớp đất có chứa phân bón cho cây
C. Giúp rễ phát triển, hấp thụ chất dinh dưỡng
D. Để bầu đất không lộ ra ngoài
Câu 15: Mục đích chăm sóc cây rừng sau khi trồng là gì?

A. Giúp cây con có khả năng chịu khô hạn
B. Giúp cây con có tỉ lệ sống cao, sinh trưởng và phát triển nhanh.
C. Giúp cây con không bị sâu, bệnh hại
D. Giúp cho rễ của cây con cắm chắc vào đất
Câu 16: Thời vụ trồng rừng chính ở các tỉnh miền Bắc nước ta là:

A. mùa xuân và mùa hè
B. mùa xuân và mùa thu
C. mùa hè và mùa thu
D. mùa thu và mùa đông
Câu 17: Vì sao cần nén đất 2 lần khi trồng rừng bằng cây con?

A. Để rễ phát triển thuận lợi hơn.
B. Để đảm bảo gốc cây được giữ chặt, không bị đổ
C. Để cây hút được nhiều chất dinh dưỡng
D. Để rễ cây không bị ngập úng
Câu 18: Hãy cho biết việc trồng rừng bằng cây con có bầu đất được thực hiện theo thứ tự nào dưới đây.

Hãy cho biết việc trồng rừng bằng cây con có bầu đất được thực hiện theo thứ tự nào dưới đây.

Hãy cho biết việc trồng rừng bằng cây con có bầu đất được thực hiện theo thứ tự nào dưới đây.

A. d→f→a→c→b→e.
B. d→a→f→c→b→e.
C. a→d→f→e→b→c.
D. a→f→c→b→d→e.
Câu 19: Tác dụng của việc lấp và nén đất lần 1?

A. Giúp giữ vững chắc cây trồng
B. Cung cấp lớp đất có chứa phân bón cho cây
C. Giúp rễ phát triển, hấp thụ chất dinh dưỡng
D. Để bầu đất không lộ ra ngoài
Câu 20: Đâu là nguyên nhân khiến rừng sau khi trồng có tỉ lệ cây chết cao?

A. Phát quang diệt cỏ dại
B. Không đủ độ ẩm để cây sinh trưởng và phát triển
C. Vun đất quanh gốc cây
D. Mật độ trồng cây theo yêu cầu đã quy định
Câu 21: Nguyên nhân gây suy giảm diện tích rừng ở nước ta:

A. Đốt rừng làm nương rẫy.
B. Cháy rừng.
C. Chặt phá rừng bừa bãi.
D. Cả 3 đáp án trên.

Đáp án tham khảo:

Câu 1: B. Chọn cây con đủ tiêu chuẩn, sinh trưởng, phát triển tốt
Đây là công việc thuộc giai đoạn chuẩn bị cây con, nhằm đảm bảo chất lượng cây trồng sau này.

Câu 2: F. Lấp và nén đất chặt xung quanh gốc cây
Lấp và nén đất không phải là công việc chăm sóc rừng sau khi trồng mà là bước trong quá trình trồng cây.

Câu 3: C. Không đọng nước ở gốc làm úng cây
Vun đất cao hơn gốc giúp tránh nước đọng, hạn chế tình trạng úng cây.

Câu 4: D. Vào mùa mưa
Thời vụ trồng rừng ở miền Trung và miền Nam chủ yếu vào mùa mưa để tận dụng độ ẩm tự nhiên.

Câu 5: A. Cây con không bị cây hoang dại chèn ép
Phát quang giúp cây con nhận đủ ánh sáng và không bị cản trở bởi cây dại.

Câu 6: C. Giúp rễ phát triển, hấp thụ chất dinh dưỡng
Rạch bỏ vỏ bầu đất để rễ cây dễ dàng phát triển và hấp thụ dinh dưỡng từ đất.

Câu 7: C. Tạo lỗ trong hố đất → Đặt cây vào lỗ trong hố → Lấp và nén đất lần 1 → Lấp và nén đất lần 2 → Vun gốc
Đây là quy trình chuẩn để trồng rừng bằng cây non rễ trần.

Câu 8: B. 1, 2, 3, 5
Các công việc thuộc giai đoạn chuẩn bị đất gồm làm sạch cỏ, làm phẳng đất, tạo hố và lấp phân bón vào hố.

Câu 9: C. Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây rừng
Bón phân định kỳ giúp cung cấp dinh dưỡng cần thiết để cây sinh trưởng và phát triển tốt.

Câu 10: A. Giúp giữ vững chắc cây trồng
Lấp và nén đất lần 2 giúp cây đứng vững hơn trong điều kiện tự nhiên.

Câu 11: B. Giúp cây rừng có tỉ lệ sống cao, sinh trưởng và phát triển tốt
Trồng đúng thời vụ giúp cây tận dụng điều kiện tự nhiên thuận lợi.

Câu 12: D. Bộ rễ của cây con cắm (bám) nhanh vào đất
Bộ rễ cần thời gian để thích nghi, không thể cắm nhanh vào đất ngay lập tức.

Câu 13: C. Làm rào bằng tre, nứa bao quanh từng cây
Đây là cách phổ biến để bảo vệ cây trồng phân tán.

Câu 14: C. Giúp rễ phát triển, hấp thụ chất dinh dưỡng
Tạo lỗ sâu hơn chiều cao bầu đất giúp rễ cây phát triển và hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn.

Câu 15: B. Giúp cây con có tỉ lệ sống cao, sinh trưởng và phát triển nhanh
Mục đích chính của việc chăm sóc cây rừng là đảm bảo cây con phát triển tốt.

Câu 16: B. Mùa xuân và mùa thu
Ở miền Bắc, mùa xuân và mùa thu có điều kiện thời tiết thuận lợi cho việc trồng rừng.

Câu 17: B. Để đảm bảo gốc cây được giữ chặt, không bị đổ
Nén đất hai lần giúp cây đứng vững và không bị ảnh hưởng bởi các tác động từ bên ngoài.

Câu 18: A. d→f→a→c→b→e
Thứ tự đúng để trồng rừng bằng cây con có bầu đất đảm bảo hiệu quả và độ an toàn.

Câu 19: A. Giúp giữ vững chắc cây trồng
Lấp và nén đất lần 1 nhằm cố định cây ngay sau khi trồng.

Câu 20: B. Không đủ độ ẩm để cây sinh trưởng và phát triển
Thiếu độ ẩm là nguyên nhân chính khiến cây chết sau khi trồng.

Câu 21: D. Cả 3 đáp án trên
Đốt rừng, cháy rừng và chặt phá bừa bãi đều là nguyên nhân gây suy giảm diện tích rừng ở nước ta.

Tham khảo tài liệu Công nghệ 7 tại đây

Chia sẻ bài viết
Bạn cần phải đăng nhập để đăng bình luận
Top