Kiểm tra Công nghệ 7 Chân trời sáng tạo bài 10 Kĩ thuật nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi

Câu 1: Mục đích của việc nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi đực giống là gì?

A. Để đàn con có tỉ lệ sống cao đến lúc cai sữa
B. Để đàn con dễ thích nghi với điều kiện sống
C. Để vật nuôi có khả năng phối giống cao, đàn con khỏe mạnh
D. Để hệ tiêu hóa của vật nuôi đự giống phát triển hoàn thiện
Câu 2: Việc nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi non có ý nghĩa quan trọng bởi vì:

A. Con vật còn nhỏ nên ăn ít.
B. Con vật còn nhỏ nên đáng yêu hơn.
C. Giai đoạn này là nền tảng cho sự sinh trưởng và phát triển các giai đoạn sau của vật nuôi.
D. Con vật còn nhỏ nên dễ chăm sóc.
Câu 3: Đối với gà, vịt, con giống cần đạt tiêu chuẩn như thế nào?

A. Lông óng mượt, màu sặc sỡ
B. Cơ thể không quá béo hay quá gầy, nhanh nhẹn
C. Chức năng miễn dịch tốt
D. Tăng trọng tốt
Câu 4: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của vật nuôi là?

Nuôi dưỡng vật nuôi.
Chăm sóc vật nuôi.
Chiều cao chuồng nuôi.
Phỏng, trị bệnh cho vật nuôi.
Loại cây trồng lấy bóng mát cho bãi chăn thả.
A. 1, 2, 3, 5
B. 1, 2, 3
C. 1, 2, 4
D. 2, 3, 4
Câu 5: Việc làm nào sau đấy là sai trong phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi?

A. Tiêm phòng và điều trị bệnh kịp thời
B. Cung cấp thức ăn đủ dinh dưỡng
C. Cho vật nuôi vận động thường xuyên
D. Thường xuyên tắm, chải, vệ sinh cho vật nuôi
Câu 6: Ý nào dưới đây không phù hợp với việc nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi cái sinh sản?

A. Cho con vật ăn thật nhiều để càng béo càng tốt.
B. Tiêm phòng đầy đủ.
C. Đảm bảo chuồng nuôi sạch sẽ, thoáng khí.
D. Giữ vệ sinh thân thể và cho uống đủ nước.
Câu 7: Đâu là vai trò của vật nuôi đực giống đối với sự phát triển của đàn?

A. Giúp đàn con có cân nặng đồng đều
B. Giúp đàn con sinh ra có khả năng kháng bệnh cao
C. Giúp vật nuôi lớn nhanh, phát triển tốt
D. Giúp rút ngắn thời gian nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi
Câu 8: Chăm sóc, phòng và trị bệnh cho vật nuôi có ảnh hưởng như thế nào đến vật nuôi?

A. Vật nuôi khỏe mạnh, phát triển toàn diện
B. Vật nuôi thích nghi với điều kiện sống
C. Vật nuôi dễ dàng tiêu thụ thức ăn
D. Vật nuôi phát triển cân đối về ngoại hình
Câu 9: Tác dụng của việc chăm sóc vật nuôi cái sinh sản là

Tác động mạnh đến sự sinh trưởng, phát triển của vật nuôi.
Giúp hoàn thiện chức năng tiêu hoá của vật nuôi non.
Làm tăng khả năng miễn dịch của đàn vật nuôi.
Đàn con có tỉ lệ sống cao.
Đàn con được cung cấp thức ăn đủ dinh dưỡng từ nguồn sữa mẹ.
A. 1, 3, 5
B. 1, 3, 4, 5
C. 2, 3, 4
D.2, 3, 4, 5
Câu 10: Việc làm nào sau đây là đúng khi nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi?

A. Luôn giữ vệ sinh sạch sẽ ở chuồng nuôi
B. Tắm, chải hằng ngày cho vật nuôi
C. Cung cấp thức ăn đủ dinh dưỡng cho vật nuôi
D. Thực hiện phòng, trị bệnh cho vật nuôi theo định kì
Câu 11: Ý nào dưới đây không phải là việc chính trong chăm sóc vật nuôi đực giống?

A. Kiểm tra thân nhiệt hằng ngày.
B. Cho con vật vận động.
C. Tiêm vaccine và vệ sinh phòng bệnh.
D. Kiểm tra thể trọng và tinh dịch.
Câu 12: Vai trò của công việc cung cấp thức ăn đủ năng lượng, protein, vitamin và chất khoáng (kẽm, mangan, iod) là

A. Phòng bệnh vật nuôi
B. Phát triển tính dục của vật nuôi đực giống như: zinic, manganese, iodine.
C. Nâng cao sức khỏe cho vật nuôi.
D. Để có hướng điều chỉnh cách chăm sóc và chế độ dinh dưỡng cho phù hợp.
Câu 13: Điền từ/ cụm từ thích hợp dưới đây vào chỗ trống

(kháng thể, tiêu diệt, miễn dịch, vaccine)

Khi đưa (1) …………….. vào cơ thể vật nuôi khoẻ mạnh (tiêm, nhỏ mắt, nhỏ mũi, uống), cơ thể vật nuôi sẽ phản ứng lại bằng cách sản sinh ra (2) …………….. chống lại tác nhân gây bệnh. Khi bị mầm bệnh xâm nhập, cơ thể vật nuôi có khả năng (3) …………………. mầm bệnh, giúp vật nuôi khó bị mắc bệnh (gọi là vật nuôi đã có khả năng (4) ………………).

A. kháng thể / vaccine / tiêu diệt / miễn dịch.
B. vaccine / tiêu diệt / kháng thể / miễn dịch.
C. vaccine / kháng thể / tiêu diệt / miễn dịch.
D. vaccine / miễn dịch / tiêu diệt / kháng thể.
Câu 14: Đặc điểm cơ thể ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của vật nuôi non như thế nào?

A. Ảnh hưởng đến khả năng giữ ấm, miễn dịch của vật nuôi non.
B. Ảnh hưởng đến khả năng bú sữa mẹ của vật nuôi non.
C. Ảnh hưởng đến khả năng vận động của vật nuôi non.
D. Ảnh hưởng đến thời gian vật nuôi non ngủ trong ngày.
Câu 15: Đâu là hai chất khoáng thiết yếu cho sự phát triển khung xương vững chắc và là thành phần cấu tạo tinh dịch của lợn đực giống?

A. Calcium và sắt.
B. Calcium và phosphorus.
C. Sắt và phosphorus.
D. Sắt và iodine.
Câu 16: Đâu không phải yêu cầu đối với vật nuôi đực giống là lợn, bò, dê.

A. Cơ thể cân đối, rắn chắc, không béo quá hay gầy quá
B. Dễ nuôi, chịu ăn uống kham khổ
C. Tăng trọng tốt
D. Có số lượng và chất lượng tinh dịch tốt 
Câu 17: Đối với lợn, bò, dê, yêu cầu đối với vật nuôi cái sinh sản là gì?

A. Cơ thể không béo quá hay gầy quá
B. Sữa đủ để nuôi con và có thành phần dinh dưỡng tốt
C. Có chức năng miễn dịch tốt, sức đề kháng cao
D. Cơ thể khỏe mạnh, nhanh nhẹn
Câu 18: Đặc điểm cơ thể vật nuôi con nào sau đây là sai?

A. Sự điều tiết thân nhiệt chưa hoàn chỉnh.
B. Chức năng của hệ tiêu hoá chưa hoàn chỉnh.
C. Có sức khoẻ và sức đề kháng khá tốt
D. Chức năng miễn dịch chưa tốt.
E. Sức đề kháng kém hơn so với vật nuôi trưởng thành
Câu 19: Ý nào dưới đây không phải là yêu cầu cần đạt khi nuôi dưỡng và chăm sóc gia súc cái sinh sản giai đoạn mang thai?

A. Vật nuôi khoẻ mạnh để nuôi thai.
B. Có nhiều sữa.
C. Lớn nhanh và cho nhiều thịt.
D. Con sinh ra khoẻ mạnh.
Câu 20: Cần nuôi dưỡng và chăm sóc như thế nào để vật nuôi non khỏe mạnh, phát triển và kháng bệnh tốt?

A. Cung cấp thức ăn có đủ năng lượng, protein, vitamin và chất khoáng
B. Kiểm tra định kì thể trọng, tinh dịch của vật nuôi
C. Thường xuyên tắm, chải cho vật nuôi
D. Cung cấp đủ calcium và các chất dinh dưỡng để tạo trứng
Câu 21: Việc bổ sung các viên sỏi nhỏ vào thức ăn cho gà con từ tuần tuổi thứ hai trở đi nhằm mục đích gì?

A. Cung cấp một số chất khoáng cho con vật.
B. Làm cho thức ăn nhìn hấp dẫn hơn.
C. Làm tăng khối lượng thức ăn.
D. Giúp quá trình nghiền thức ăn trong dạ dày tốt hơn, làm tăng tỉ lệ tiêu hoá.

Đáp án tham khảo:

Câu 1: C. Để vật nuôi có khả năng phối giống cao, đàn con khỏe mạnh
Mục đích nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi đực giống là để đảm bảo chất lượng phối giống và đàn con sinh ra khỏe mạnh.

Câu 2: C. Giai đoạn này là nền tảng cho sự sinh trưởng và phát triển các giai đoạn sau của vật nuôi
Giai đoạn đầu đời rất quan trọng vì ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của vật nuôi.

Câu 3: B. Cơ thể không quá béo hay quá gầy, nhanh nhẹn
Con giống cần khỏe mạnh, cân đối và có khả năng thích nghi tốt.

Câu 4: C. 1, 2, 4
Các yếu tố nuôi dưỡng, chăm sóc, và phòng trị bệnh là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của vật nuôi.

Câu 5: C. Cho vật nuôi vận động thường xuyên
Việc vận động là tốt nhưng không liên quan trực tiếp đến phòng và trị bệnh cho vật nuôi.

Câu 6: A. Cho con vật ăn thật nhiều để càng béo càng tốt
Vật nuôi cái sinh sản cần được nuôi dưỡng vừa phải, không nên để béo quá.

Câu 7: B. Giúp đàn con sinh ra có khả năng kháng bệnh cao
Vật nuôi đực giống có vai trò quan trọng trong việc tạo ra đàn con có chất lượng cao, khả năng kháng bệnh tốt.

Câu 8: A. Vật nuôi khỏe mạnh, phát triển toàn diện
Chăm sóc, phòng và trị bệnh giúp vật nuôi duy trì sức khỏe và phát triển toàn diện.

Câu 9: B. 1, 3, 4, 5
Chăm sóc vật nuôi cái sinh sản giúp đảm bảo sức khỏe và khả năng nuôi dưỡng đàn con hiệu quả.

Câu 10: D. Thực hiện phòng, trị bệnh cho vật nuôi theo định kì
Tất cả các biện pháp trên đều cần thiết và nên thực hiện trong quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi.

Câu 11: A. Kiểm tra thân nhiệt hằng ngày
Kiểm tra thân nhiệt không phải là việc chính trong chăm sóc vật nuôi đực giống.

Câu 12: B. Phát triển tính dục của vật nuôi đực giống như: zinic, manganese, iodine
Các chất khoáng này hỗ trợ sự phát triển tính dục và cải thiện khả năng phối giống.

Câu 13: C. Vaccine / kháng thể / tiêu diệt / miễn dịch
Vaccine giúp kích thích cơ thể sản sinh kháng thể để tiêu diệt mầm bệnh và nâng cao khả năng miễn dịch.

Câu 14: A. Ảnh hưởng đến khả năng giữ ấm, miễn dịch của vật nuôi non
Cơ thể chưa hoàn thiện ảnh hưởng đến khả năng giữ ấm và sức đề kháng của vật nuôi non.

Câu 15: B. Calcium và phosphorus
Hai chất khoáng này rất quan trọng cho sự phát triển khung xương và thành phần tinh dịch của lợn đực giống.

Câu 16: B. Dễ nuôi, chịu ăn uống kham khổ
Vật nuôi đực giống không nhất thiết phải có đặc điểm này, cần tập trung vào chất lượng tinh dịch và sức khỏe.

Câu 17: B. Sữa đủ để nuôi con và có thành phần dinh dưỡng tốt
Đây là yêu cầu quan trọng đối với vật nuôi cái sinh sản.

Câu 18: C. Có sức khoẻ và sức đề kháng khá tốt
Vật nuôi con thường có sức đề kháng kém hơn so với vật nuôi trưởng thành.

Câu 19: C. Lớn nhanh và cho nhiều thịt
Mục tiêu chính của vật nuôi cái sinh sản là sinh con khỏe mạnh và nuôi dưỡng tốt, không phải để lớn nhanh hay cho nhiều thịt.

Câu 20: A. Cung cấp thức ăn có đủ năng lượng, protein, vitamin và chất khoáng
Dinh dưỡng đầy đủ giúp vật nuôi non phát triển khỏe mạnh và tăng khả năng kháng bệnh.

Câu 21: D. Giúp quá trình nghiền thức ăn trong dạ dày tốt hơn, làm tăng tỉ lệ tiêu hoá
Việc bổ sung sỏi nhỏ giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa của gà, đặc biệt là khi nghiền thức ăn.

Tham khảo tài liệu Công nghệ 7 tại đây

Chia sẻ bài viết
Bạn cần phải đăng nhập để đăng bình luận
Top