Câu 1: Ý nào dưới đây không phải là tiềm năng phát triển chăn nuôi ở nước ta?
A. Nhu cầu trong nước và thế giới về sản phẩm chăn nuôi ngày càng tăng.
B. Liên kết doanh nghiệp trong và ngoài nước ngày càng mở rộng
C. Công nghệ cao trong chăn nuôi được đầu tư và áp dụng ngày càng nhiều.
D. Diện tích đất dành cho chăn nuôi ngày càng mở rộng.
Câu 2: Trong các sản phẩm chăn nuôi sau đây, sản phẩm nào không phải của bò?
A. Trứng.
B. Thịt.
C. Sữa.
D. Da.
Câu 3: Nuôi gà có thể cung cấp những sản phẩm nào sau đây?
1. Sữa
2. Trứng
3. Thịt
4. Sức kéo
5. Phân hữu cơ
6. Lông vũ.
A. 1, 2, 3, 5.
B. 2, 3, 5, 6.
C. 2, 3, 4, 5.
D. 1, 2, 5, 6.
Câu 4: Đâu không phải vai trò của chăn nuôi?
A. Cung cấp sức kéo
B. Cung cấp nguyên liệu cho sản xuất chăn, áo lông vũ
C. Cung cấp nguyên liệu cho sản xuất bánh mì
D. Cung cấp nguyên liệu cho sản xuất giày da
Câu 5: Con vật nào dưới đây thường không cung cấp sức kéo?
A. Trâu.
B. Bò.
C. Lợn.
D. Ngựa.
Câu 6: Theo em, chăn nuôi và trồng trọt có quan hệ với nhau như thế nào?
A. Trồng trọt cung cấp thức ăn cho chăn nuôi.
B. Chăn nuôi cung cấp sức kéo, phân bón cho trồng trọt.
C. Cả A và B.
D. Không có mối quan hệ, riêng biệt.
Câu 7: Chăn nuôi là một phần thuộc lĩnh vực nào dưới đây?
A. Công nghiệp
B. Nông nghiệp
C. Thương mại
D. Dịch vụ
Câu 8: Đâu không phải sản phẩm của ngành chăn nuôi?
A. Thịt gà
B. Thịt bò
C. Sữa đậu nành
D. Trứng vịt
Câu 9: Có mấy phương thức chăn nuôi phổ biến?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 10: Từ chất thải vật nuôi, người ta thường có thể sản xuất ra sản phẩm nào sau đây?
A. Khí sinh học (biogas)
B. Vật liệu xây dựng
C. Nguyên liệu cho ngành dệt may
D. Thức ăn chăn nuôi
Câu 11: Ý nào dưới đây là không phù hợp để mô tả giống vật nuôi bản địa?
A. Con vật dễ nuôi, chịu được kham khổ.
B. Con vật nhanh lớn, cho năng suất cao.
C. Sản phẩm thường thơm ngon, vì vậy một số giống được nuôi làm đặc sản.
D. Con vật dễ thích nghi với điều kiện môi trường địa phương.
Câu 12: Đâu không phải vai trò của chăn nuôi?
A. Cung cấp thực phẩm cho con người
B. Cung cấp nguyên liệu cho xuất khẩu
C. Cung cấp nguyên liệu cho sản xuất nước trái cây
D. Cung cấp nguyên liệu cho chế biến sản phẩm động vật
Câu 13: Ý nào dưới đây là phù hợp nhất để mô tả phương thức nuôi bán công nghiệp (bán chăn thả)?
A. Là dạng kết hợp của nuôi chăn thả tự do và nuôi công nghiệp.
B. Là phương thức chăn nuôi chỉ áp dụng cho gia súc.
C. Là phương thức chăn nuôi chỉ áp dụng cho gia cầm
D. Là phương thức chăn nuôi ghép nhiều loại gia súc, gia cầm.
Câu 14: Vai trò của ngành chăn nuôi đối với nền kinh tế Việt Nam là
A. Cung cấp thực phẩm cho con người
B. Cung cấp nguyên liệu (da, lông, sừng) cho ngành công nghiệp nhẹ
C. Cung cấp sức kéo phục vụ tham quan, du lịch
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 15: Những loại vật nuôi nào phù hợp với phương thức nuôi công nghiệp?
A. Gà, vịt, lợn
B. Trâu, bò
C. Ong
D. Cừu, dê
Câu 16: Ý nào dưới đây không phải là triển vọng ngành chăn nuôi của nước ta?
A. Sản xuất hàng hóa theo mô hình khép kín.
B. Chăn nuôi bằng phương thức chăn thả hoàn toàn.
C. Tạo ra sản phẩm có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
D. Áp dụng công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, phát triển bền vững.
Câu 17: Ý nào dưới đây là không phù hợp để mô tả phương thức chăn nuôi thả tự do?
A. Con vật có thể đi lại tự do, tự kiếm thức ăn.
B. Có mức đầu tư thấp, tận dụng được nguồn thức ăn tự nhiên
C. Cho năng suất và khó kiểm soát dịch bệnh
D. Con vật được nuôi trong chuồng kết hợp với chăn thả.
Câu 18: Nuôi lợn (heo) có thể cung cấp những sản phẩm nào sau đây?
1. Sữa
2. Trứng
3. Thịt
4. Sức kéo
5. Phân hữu cơ
6. Lông vũ.
A. 1, 3.
B. 3, 4.
C. 3, 5.
D. 4, 6.
Câu 19: Phát biểu nào dưới đây là không đúng về vai trò của chăn nuôi?
A. Sản phẩm chăn nuôi có giá trị dinh dưỡng cao, là nguồn cung cấp dinh dưỡng quan trọng cho con người.
B. Phát triển chăn nuôi góp phần tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động.
C. Chất thải vật nuôi là nguồn phân hữu cơ quan trọng, góp phần nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm trồng trọt.
D. Sản phẩm chăn nuôi là nguồn cung cấp lương thực chính cho con người.
Câu 20: Đối với những người lao động trong lĩnh vực chăn nuôi, cần phải đáp ứng yêu cầu gì?
A. Có kiến thức đầy đủ về đặc điểm sinh trưởng của vật nuôi, các phương pháp nuôi dưỡng, chăm sóc, phòng và trị bệnh cho vật nuôi.
B. Có kĩ năng nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi; kĩ năng sử dụng, bảo quản tốt các thiết bị, dụng cụ trong lĩnh vực chăn nuôi.
C. Yêu thích động vật, có tinh thần trách nhiệm, lòng yêu nghề, cần cù và đủ sức khoẻ để đáp ứng với yêu cầu của công việc chăn nuôi.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 21: Ý nào dưới đây là không phù hợp để mô tả phương thức nuôi công nghiệp (nuôi nhốt)?
A. Con vật được nuôi nhốt hoàn toàn trong chuồng trại, chỉ ăn các loại thức ăn do con người cung cấp.
B. Cho năng suất cao, chủ động kiểm soát được dịch bệnh.
C. Cần mức đầu tư cao.
D. Sử dụng thức ăn công nghiệp kết hợp với thức ăn sẵn có ở địa phương.
Câu 22: Ý nào dưới đây là phù hợp nhất để mô tả chăn nuôi thông minh?
A. Ứng dụng một cách thích hợp các công nghệ thông minh nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả và tính bền vững trong chăn nuôi; là xu thế chăn nuôi đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới hiện nay.
B. Ứng dụng một cách thích hợp các công nghệ thông minh nhằm kiểm soát tốt dịch bệnh; là xu thế chăn nuôi đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới hiện nay.
C. Ứng dụng một cách thích hợp các công nghệ thông minh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn; là xu thế chăn nuôi đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới hiện nay.
D. Ứng dụng một cách thích hợp các công nghệ thông minh nhằm giảm chi phí nhân công; là xu thế chăn nuôi đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới hiện nay.
Câu 23: Hình ảnh dưới đây là phương thức chăn nuôi nào?
Hình ảnh dưới đây là phương thức chăn nuôi nào?
A. Nuôi chăn thả tự do
B. Nuôi công nghiệp
C. Nuôi bán công nghiệp
D. Đáp án khác
Câu 24: Hình ảnh dưới đây là phương thức chăn nuôi nào?
Hình ảnh dưới đây là phương thức chăn nuôi nào?
A. Nuôi chăn thả tự do
B. Nuôi công nghiệp
C. Nuôi bán công nghiệp
D. Đáp án khác
Câu 25: Đâu là ngành nghề chính trong chăn nuôi?
A. Nghề chăn nuôi
B. Nghề thú y
C. Nghề chọn tạo giống vật nuôi
D. Cả 3 đáp án trên
Đáp án tham khảo:
Câu 1: D. Diện tích đất dành cho chăn nuôi ngày càng mở rộng
Hiện nay, diện tích đất dành cho chăn nuôi đang bị thu hẹp do cạnh tranh với các mục đích sử dụng đất khác.
Câu 2: A. Trứng
Trứng không phải là sản phẩm của bò mà của gia cầm.
Câu 3: B. 2, 3, 5, 6
Nuôi gà cung cấp trứng, thịt, phân hữu cơ, và lông vũ.
Câu 4: C. Cung cấp nguyên liệu cho sản xuất bánh mì
Bánh mì không sử dụng nguyên liệu từ chăn nuôi.
Câu 5: C. Lợn
Lợn không được sử dụng làm sức kéo.
Câu 6: C. Cả A và B
Chăn nuôi và trồng trọt hỗ trợ lẫn nhau: trồng trọt cung cấp thức ăn, chăn nuôi cung cấp phân bón và sức kéo.
Câu 7: B. Nông nghiệp
Chăn nuôi là một ngành thuộc lĩnh vực nông nghiệp.
Câu 8: C. Sữa đậu nành
Sữa đậu nành là sản phẩm của ngành trồng trọt, không phải chăn nuôi.
Câu 9: C. 3
Có ba phương thức chăn nuôi phổ biến: chăn thả tự do, bán công nghiệp, và công nghiệp.
Câu 10: A. Khí sinh học (biogas)
Chất thải vật nuôi được sử dụng để sản xuất khí sinh học.
Câu 11: B. Con vật nhanh lớn, cho năng suất cao
Giống vật nuôi bản địa thường không nhanh lớn và năng suất thấp so với giống ngoại.
Câu 12: C. Cung cấp nguyên liệu cho sản xuất nước trái cây
Ngành chăn nuôi không liên quan đến sản xuất nước trái cây.
Câu 13: A. Là dạng kết hợp của nuôi chăn thả tự do và nuôi công nghiệp
Phương thức bán công nghiệp kết hợp chăn thả và cung cấp thức ăn bổ sung.
Câu 14: D. Tất cả các đáp án trên
Ngành chăn nuôi đóng góp vào thực phẩm, nguyên liệu công nghiệp và dịch vụ du lịch.
Câu 15: A. Gà, vịt, lợn
Phương thức nuôi công nghiệp phù hợp với vật nuôi có khả năng phát triển nhanh như gà, vịt, lợn.
Câu 16: B. Chăn nuôi bằng phương thức chăn thả hoàn toàn
Phương thức này không bền vững và khó kiểm soát dịch bệnh.
Câu 17: D. Con vật được nuôi trong chuồng kết hợp với chăn thả
Phương thức thả tự do không kết hợp nuôi trong chuồng.
Câu 18: C. 3, 5
Nuôi lợn cung cấp thịt và phân hữu cơ.
Câu 19: D. Sản phẩm chăn nuôi là nguồn cung cấp lương thực chính cho con người
Lương thực chính chủ yếu đến từ ngành trồng trọt, không phải chăn nuôi.
Câu 20: D. Cả 3 đáp án trên
Người làm trong ngành chăn nuôi cần kiến thức, kỹ năng và tinh thần trách nhiệm.
Câu 21: D. Sử dụng thức ăn công nghiệp kết hợp với thức ăn sẵn có ở địa phương
Nuôi công nghiệp sử dụng hoàn toàn thức ăn công nghiệp, không kết hợp thức ăn địa phương.
Câu 22: A. Ứng dụng một cách thích hợp các công nghệ thông minh nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả và tính bền vững trong chăn nuôi; là xu thế chăn nuôi đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới hiện nay
Chăn nuôi thông minh tập trung vào năng suất, hiệu quả và bền vững.
Câu 23: A. Nuôi chăn thả tự do
Hình ảnh có thể miêu tả con vật tự kiếm ăn ngoài môi trường tự nhiên.
Câu 24: B. Nuôi công nghiệp
Hình ảnh cho thấy con vật được nuôi nhốt hoàn toàn và ăn thức ăn công nghiệp.
Câu 25: D. Cả 3 đáp án trên
Chăn nuôi, thú y, và chọn tạo giống vật nuôi đều là các ngành nghề quan trọng trong lĩnh vực chăn nuôi.
Tham khảo tài liệu Công nghệ 7 tại đây