Kiểm tra Công nghệ 7 Cánh diều bài 13 Quản lí môi trường ao nuôi và phòng, trị bệnh thủy sản

Câu 1: Có mấy yếu tố gây bệnh trên động vật thủy sản?

A. 1
B. 2
C. 3 
D. 4
Câu 2: Loài thủy sản nào sau đây ưa nhiệt độ ấm áp?

A. Cá hồi vân
B. Cá tra
C. Cá chép
D. Cá tầm
Câu 3: Yếu tố nào gây bệnh trên động vật thủy sản?

A. Môi trường có những biến đổi gây bất lợi
B. Mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể chủ
C. Vật chủ có sức đề kháng suy giảm
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 4: Môi trường nước ao nuôi thủy sản có bao nhiêu đặc tính?

A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 5: Thường xuyên tạo sự chuyển động của nước trong ao, đầm nuôi tôm có ảnh hưởng đến tính chất nào của nước?

A. Độ trong của nước
B. Lượng khí oxygen hòa tan trong nước
C. Nhiệt độ của nước
D. Muối hòa tan trong nước
Câu 6: Loài thủy sản nào sau đây có khả năng chịu lạnh tốt?

A. Cá tra
B. Cá rô phi
C. Cá tầm
D. Tôm sú
Câu 7: Độ trong thích hợp của nước ao nuôi tôm, cá ở khoảng nào sau đây?

A. từ 15 cm đến 20 cm.
B. từ 20 cm đến 30 cm.
C. từ 30 cm đến 40 cm.
D. từ 40 cm đến 50 cm.
Câu 8: Quan sát hình sau và cho biết tên bệnh phù hợp 

Quan sát hình sau và cho biết tên bệnh phù hợp 

A. Bệnh kí sinh trùng bám trên cá mè
B. Bệnh thối mang trên cá diêu hồng
C. Bệnh lồi mắt trên cá diêu hồng
D. Bệnh lở loét trên cá chép
Câu 9: Để phòng trị bệnh tổng hợp cho động vật thủy sản, chúng ta không nên làm gì?

A. Nâng cao sức đề kháng cho động vật thủy sản.
B. Ngăn chặn sự xâm nhập của mầm bệnh.
C. Quản lí tốt môi trường ao nuôi.
D. Cho động vật thủy sản ăn dư thừa thức ăn.
Câu 10: Người ta thường phòng trị bệnh cho cá bằng cách nào sau đây?

A. Trộn thuốc vào thức ăn của cá.
B. Tiêm thuốc cho cá.
C. Bôi thuốc cho cá.
D. Cho cá uống thuốc.
Câu 11: Tình trạng, chất lượng ao nuôi được thể hiện qua màu sắc của nước. Trong nuôi thủy sản, màu nước nào là tốt nhất?

A. Màu nâu đen
B. Màu cam vàng
C. Màu xanh rêu
D. Màu xanh lục hoặc vàng lục
Câu 12: Em hãy cho biết, môi trường nước ao nuôi thủy sản có đặc tính nào sau đây?

A. Đặc tính lí học
B. Đặc tính hóa học
C. Đặc tính sinh học
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 13: Đâu không phải biện pháp giúp đảm bảo lượng oxygen trong ao?

A. Sục khí
B. Bón vôi
C. Quạt nước
D. Bơm thêm nước vào ao
Câu 14: Quan sát hình sau và cho biết tên bệnh phù hợp 

Quan sát hình sau và cho biết tên bệnh phù hợp 

A. Bệnh kí sinh trùng bám trên cá mè
B. Bệnh thối mang trên cá diêu hồng
C. Bệnh lồi mắt trên cá diêu hồng
D. Bệnh lở loét trên cá chép
Câu 15: Bón phân hữu cơ vào ao trước khi thả tôm, cá có ảnh hưởng đến tính chất nào của nước?

A. Các muối hòa tan trong nước
B. Độ PH của nước
C. Nhiệt độ của nước
D. Các khí hòa tan trong nước
Câu 16: Việc vệ sinh, xử lí ao nuôi trước khi cho nước sạch vào để nuôi tôm, cá có tác dụng gì?

A. Làm tăng chất lượng thức ăn trong ao nuôi.
B. Diệt trừ vi khuẩn gây hại, phòng bệnh cho tôm, cá.
C. Làm giảm độ chua (PH) của nước trong ao nuôi.
D. Giảm hiện tượng thiếu oxygen trong nước.
Câu 17: Quan sát hình sau và cho biết tên bệnh phù hợp 

Quan sát hình sau và cho biết tên bệnh phù hợp 

A. Bệnh kí sinh trùng bám trên cá mè
B. Bệnh thối mang trên cá diêu hồng
C. Bệnh lồi mắt trên cá diêu hồng
D. Bệnh lở loét trên cá chép
Câu 18: Nếu độ trong của nước ao lớn hơn 50 cm, nhận định nào sau đây là đúng?

A. Thực vật phù du trong ao phát triển quá mạnh.
B. Ao giàu chất dinh dưỡng (phú dưỡng).
C. Ao nghèo dinh dưỡng, ít thực vật phù du.
D. Nước ao bị đục.
Câu 19: Biểu hiện nào của động vật thủy sản không bị bệnh?

A. Cá bơi mất thăng bằng
B. Cá lên ăn đều
C. Cá có vết lở loét trên cơ thể
D. Tôm bị thay đổi màu sắc cơ thể
Câu 20: Nếu như đang nuôi tôm, cá mà môi trường nước bị ô nhiễm thì phải xử lí như thế nào?

A. Ngừng cho ăn, tăng cường sục khí
B. Tháo nước cũ, thay bằng nước sạch
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai

Đáp án tham khảo:

Câu 1: C. 3
Ba yếu tố gây bệnh trên động vật thủy sản là môi trường bất lợi, mầm bệnh, và sức đề kháng suy giảm.

Câu 2: B. Cá tra
Cá tra thích nghi với môi trường nhiệt độ ấm áp, phổ biến ở miền Nam Việt Nam.

Câu 3: D. Cả 3 đáp án trên
Bệnh xảy ra khi môi trường bất lợi, mầm bệnh xâm nhập, và sức đề kháng của vật chủ suy giảm.

Câu 4: C. 3
Môi trường nước ao nuôi thủy sản có ba đặc tính: lí học, hóa học, và sinh học.

Câu 5: B. Lượng khí oxygen hòa tan trong nước
Chuyển động của nước giúp tăng cường lượng khí oxygen hòa tan.

Câu 6: C. Cá tầm
Cá tầm có khả năng chịu lạnh tốt, sống ở vùng nước mát lạnh.

Câu 7: B. từ 20 cm đến 30 cm
Độ trong này thích hợp cho nuôi tôm, cá vì có đủ ánh sáng và thực vật phù du.

Câu 8: C. Bệnh lồi mắt trên cá diêu hồng
Hình ảnh liên quan đến biểu hiện lồi mắt thường gặp ở cá diêu hồng.

Câu 9: D. Cho động vật thủy sản ăn dư thừa thức ăn
Thức ăn dư thừa gây ô nhiễm môi trường, tạo điều kiện cho bệnh phát triển.

Câu 10: A. Trộn thuốc vào thức ăn của cá
Cách phổ biến và hiệu quả nhất là trộn thuốc vào thức ăn để cá tiêu thụ.

Câu 11: D. Màu xanh lục hoặc vàng lục
Màu nước này phản ánh môi trường ổn định, giàu dinh dưỡng vừa đủ.

Câu 12: D. Cả 3 đáp án trên
Môi trường nước ao nuôi có đầy đủ đặc tính lí học, hóa học, và sinh học.

Câu 13: B. Bón vôi
Bón vôi ảnh hưởng đến độ pH chứ không trực tiếp tăng lượng oxygen.

Câu 14: B. Bệnh thối mang trên cá diêu hồng
Hình ảnh liên quan đến biểu hiện thối mang thường gặp trên cá diêu hồng.

Câu 15: A. Các muối hòa tan trong nước
Bón phân hữu cơ giúp tăng cường các muối hòa tan, tạo môi trường dinh dưỡng.

Câu 16: B. Diệt trừ vi khuẩn gây hại, phòng bệnh cho tôm, cá
Xử lý ao giúp loại bỏ mầm bệnh và tạo điều kiện sạch sẽ cho tôm, cá.

Câu 17: D. Bệnh lở loét trên cá chép
Hình ảnh cho thấy biểu hiện lở loét đặc trưng trên cơ thể cá chép.

Câu 18: C. Ao nghèo dinh dưỡng, ít thực vật phù du
Độ trong lớn hơn 50 cm cho thấy nước ít dinh dưỡng, thực vật phù du kém phát triển.

Câu 19: B. Cá lên ăn đều
Cá lên ăn đều là biểu hiện của cá khỏe mạnh, không bị bệnh.

Câu 20: C. Cả A và B đều đúng
Xử lý môi trường bằng cách ngừng cho ăn, sục khí, và thay nước là cần thiết khi nước bị ô nhiễm.

Tham khảo tài liệu Công nghệ 7 tại đây

Chia sẻ bài viết
Bạn cần phải đăng nhập để đăng bình luận
Top