Câu1: Bảo quản thực phẩm có vai trò gì?
A. Làm chậm quá trình hư hỏng của thực phẩm
B. Tạo nên nhiều sản phẩm thực phẩm có thời hạn sử dụng lâu dài
C. Làm chậm quá trình hư hỏng của thực phẩm, kéo dài thời hạn sử dụng, làm tăng tính đa dạng của thực phẩm, tạo sự thuận tiện cho con người trong việc chế biến và sử dụng
D. Ngăn chặn việc thực phẩm bị hư hỏng
Câu 2: Nướng là phương pháp làm chín thực phẩm
A. Bằng sức nóng trực tiếp từ nguồn nhiệt
B. Bằng hơi nước
C. Trong nước
D. Trong dầu mỡ
Câu 3: Phương pháp nào sau đây là phương pháp bảo quản thực phẩm?
A. Ngâm giấm và ngâm đường
B. Luộc và trộn hỗn hợp
C. Làm chín thực phẩm
D. Nướng và muối chua
Câu 4: Nhóm phương pháp nào sau đây không phải là phương pháp chế biến thực phẩm?
A. Ướp và phơi
B. Rang và nướng
C. Xào và ngâm chua
D. Rán và trộn hỗn hợp thực phẩm
Câu 5: Nêu quy trình chế biến món trộn hỗn hợp?
A. Chế biến thực phẩm → Sơ chế món ăn → Trình bày món ăn
B. Sơ chế nguyên liệu → Trình bày món ăn
C. Sơ chế nguyên liệu → Chế biến món ăn→ Trình bày món ăn
D. Sơ chế thực phẩm → Lựa chọn thực phẩm → Chế biến món ăn
Câu 6: Món nào dưới đây không sử dụng phương pháp làm chín thực phẩm trong nước?
A. Rau luộc
B. Thịt nướng
C. Cá kho tộ
D. Canh cua mồng tơi
Câu 7: Phương pháp chế biến thực phẩm nào sau đây có sử dụng nhiệt?
A. Muối chua
B. Trộn dầu giấm
C. Ngâm đường
D. Hấp (đồ)
Câu 8: Ý nào dưới đây không phải là vai trò, ý nghĩa của bảo quản thực phẩm?
A. Làm chậm quá trình hư hỏng của thực phẩm
B. Làm giảm sự mất chất dinh dưỡng của thực phẩm
C. Kéo dài thời gian sử dụng của thực phẩm
D. Làm tăng chất dinh dưỡng của thực phẩm
Câu 9: Ý nào dưới đây không phải là vai trò, ý nghĩa của chế biến thực phẩm?
A. Làm tăng sự hấp dẫn, ngon miệng của món ăn
B. Đảm bảo chất dinh dưỡng của thực phẩm
C. Làm tăng khả năng tiêu hóa, hấp thu chất dinh dưỡng cho người sử dụng
D. Rút ngắn thời gian sử dụng thực phẩm
Câu 10: Phương pháp sử dụng nhiệt độ thấp để ngăn ngừa, làm chậm sự phát triển của vi khuẩn là phương pháp bảo quản nào?
A. Ướp đá
B. Làm khô
C. Ngâm đường
D. Hút chân không
Câu 11: Biện pháp nào sau đây có tác dụng phòng tránh nhiễm độc thực phẩm?
A. Không ăn những thức ăn nhiễm độc tố
B. Dùng thức ăn không có nguồn gốc rõ ràng
C. Sử dụng đồ hộp hết hạn sử dụng
D. Ăn khoai tây mọc mầm
Câu 12: Nhược điểm của phương pháp nướng là
A. Thời gian chế biến lâu
B. Thực phẩm dễ bị cháy, gây biến chất
C. Món ăn nhiều chất béo
D. Một số loại vitamin hòa tan trong nước
Câu 13: Đặc điểm của phương pháp trộn hỗn hợp là
A. Dễ gây biến đối các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm.
B. Làm chín thực phẩm bằng nhiệt độ cao, trong thời gian thích hợp.
C. Gần như giữ nguyên được màu sắc, mùi vị, chất dinh dưỡng của thực phẩm.
D. Làm chín thực phẩm trong môi trường nhiều chất béo
Câu 14: Loại vitamin nào dưới đây dễ bị hòa tan vào nước nhất?
A. Vitamin A
B. Vitamin C
C. Vitamin K
D. Vitamin E
Câu 15: Phương pháp hấp (đồ) và chưng làm chín thực phẩm như thế nào?
A. Nước được đun sôi với lửa to để hơi nước bốc lên nhiều, làm chín thực phẩm
B. Thực phẩm được làm chín bằng sức nóng trực tiếp của nguồn nhiệt
C. Thực phẩm được làm chín mềm trong môi trường nhiều nước với thời gian thích hợp
D. Đáp án khác
Câu 16: Biện pháp bảo quản thực phẩm nào sau đây là không đúng?
A. Khoai tây để nơi khô, thoáng, tránh ánh nắng
B. Rau mua về rửa sạch ngay
C. Đậu, đỗ, lạc phơi khô cất trong lọ thủy tinh đậy kín
D. Cá ướp muối hoặc cất trong tủ lạnh
Câu 17: Để hạn chế mất vitamin trong quá trình chế biến cần lưu ý gì?
A. Ngâm thực phẩm lâu trong nước
B. Đun với lửa to trong thời gian dài
C. Cho rau, củ vào luộc hoặc nấu khi nước đã sôi
D. Tất cả đáp án trên
Câu 18: Nguyên nhân chính không được để lẫn thực phẩm chín với thực phẩm sống khi bảo quản trong tủ lạnh?
A. Vi khuẩn từ thực phẩm sống sẽ lây nhiễm sang thực phẩm chín
B. Để dễ phân biệt các loại thực phẩm
C. Mỗi loại thực phẩm cần được bảo quản ở một nhiệt độ khác nhau
D. Đáp án khác
Câu 19: Vì sao các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo không nên sử dụng nhiều món ăn được chế biến bằng phương pháp nướng?
A. Món ăn có nhiều chất béo
B. Món ăn dễ bị mất các chất vitamin cần thiết
C. Thực phẩm dễ bị cháy, gây biến chất có khả năng gây ung thư đường tiêu hóa, dạ dày
D. Phương pháp nướng khó chế biến
Câu 20: Không nên ngâm, rửa thịt cá sau khi cắt vì
A. Một số vitamin và chất khoáng dễ tan trong nước sẽ bị mất đi
B. Thực phẩm dễ bị nhiễm khuẩn
C. Khi chế biến sẽ làm giảm độ ngon của món ăn
D. Không bảo quản được lâu sau khi cắt
Đáp án tham khảo:
Câu 1: Đáp án đúng là C. Làm chậm quá trình hư hỏng của thực phẩm, kéo dài thời hạn sử dụng, làm tăng tính đa dạng của thực phẩm, tạo sự thuận tiện cho con người trong việc chế biến và sử dụng.
Bảo quản thực phẩm không chỉ kéo dài thời gian sử dụng mà còn tạo ra sự tiện lợi trong chế biến và sử dụng.
Câu 2: Đáp án đúng là A. Bằng sức nóng trực tiếp từ nguồn nhiệt.
Phương pháp nướng sử dụng sức nóng trực tiếp để làm chín thực phẩm.
Câu 3: Đáp án đúng là A. Ngâm giấm và ngâm đường.
Đây là các phương pháp bảo quản thực phẩm thông qua việc ngâm trong môi trường có tính chất bảo quản.
Câu 4: Đáp án đúng là A. Ướp và phơi.
Ướp và phơi là phương pháp bảo quản thực phẩm, không phải chế biến.
Câu 5: Đáp án đúng là C. Sơ chế nguyên liệu → Chế biến món ăn → Trình bày món ăn.
Quy trình này là chuẩn trong chế biến món trộn hỗn hợp.
Câu 6: Đáp án đúng là B. Thịt nướng.
Thịt nướng được làm chín bằng sức nóng trực tiếp, không phải trong nước.
Câu 7: Đáp án đúng là D. Hấp (đồ).
Phương pháp hấp sử dụng nhiệt để làm chín thực phẩm.
Câu 8: Đáp án đúng là D. Làm tăng chất dinh dưỡng của thực phẩm.
Bảo quản thực phẩm không làm tăng chất dinh dưỡng, chỉ giữ hoặc giảm ít nhất.
Câu 9: Đáp án đúng là D. Rút ngắn thời gian sử dụng thực phẩm.
Chế biến thực phẩm không rút ngắn thời gian sử dụng, mà làm tăng giá trị sử dụng.
Câu 10: Đáp án đúng là A. Ướp đá.
Ướp đá dùng nhiệt độ thấp để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn.
Câu 11: Đáp án đúng là A. Không ăn những thức ăn nhiễm độc tố.
Đây là biện pháp tránh nhiễm độc thực phẩm.
Câu 12: Đáp án đúng là B. Thực phẩm dễ bị cháy, gây biến chất.
Nướng có nguy cơ làm thực phẩm cháy, gây biến chất.
Câu 13: Đáp án đúng là C. Gần như giữ nguyên được màu sắc, mùi vị, chất dinh dưỡng của thực phẩm.
Phương pháp trộn hỗn hợp không sử dụng nhiệt, giữ được giá trị dinh dưỡng ban đầu.
Câu 14: Đáp án đúng là B. Vitamin C.
Vitamin C dễ tan trong nước và dễ mất đi trong quá trình chế biến.
Câu 15: Đáp án đúng là A. Nước được đun sôi với lửa to để hơi nước bốc lên nhiều, làm chín thực phẩm.
Hấp và chưng làm chín thực phẩm bằng hơi nước.
Câu 16: Đáp án đúng là B. Rau mua về rửa sạch ngay.
Rau nên rửa sạch trước khi chế biến để giữ được chất dinh dưỡng, không phải ngay khi mua về.
Câu 17: Đáp án đúng là C. Cho rau, củ vào luộc hoặc nấu khi nước đã sôi.
Làm như vậy giúp hạn chế mất vitamin, đặc biệt là vitamin C.
Câu 18: Đáp án đúng là A. Vi khuẩn từ thực phẩm sống sẽ lây nhiễm sang thực phẩm chín.
Thực phẩm sống có nguy cơ nhiễm khuẩn cao, dễ lây sang thực phẩm chín.
Câu 19: Đáp án đúng là C. Thực phẩm dễ bị cháy, gây biến chất có khả năng gây ung thư đường tiêu hóa, dạ dày.
Thực phẩm nướng bị cháy có thể sinh ra chất gây ung thư.
Câu 20: Đáp án đúng là A. Một số vitamin và chất khoáng dễ tan trong nước sẽ bị mất đi.
Ngâm thịt cá sau khi cắt sẽ làm mất chất dinh dưỡng hòa tan trong nước.
Tham khảo tài liệu Công nghệ 6 tại đây