Kiểm tra Công dân 9 cánh diều bài 7: Thích ứng với thay đổi

Câu 1: Câu tục ngữ: “Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo” khuyên chúng ta điều gì?

 

A. Đoàn kết.

B. Trung thành.

C. Tự tin.

D. Tiết kiệm.

Câu 2: Thích ứng tốt với thay đổi là người như thế nào?

 

A. Nóng tính, quyết đoán.

B. Vội vàng, bộp chộp.

C. Điềm tĩnh, gan dạ.

D. Tiêu cực, bảo thủ.

Câu 3: Biện pháp nào không phải thích ứng với thay đổi trong cuộc sống?

 

A. Gió chiều nào hướng theo chiều đó.

B. Chấp nhận sự thay đổi là tất yếu.

C. Giữ sự bình tĩnh trong mọi hòan cảnh.

D. Chủ động tìm cách giải quyết vấn đề theo hướng tích cực.

Câu 4: Việc làm quen được với bạn mới trong môi trường học tập mới, sẽ không giúp em:

 

A. Tạo dựng được nhiều mối quan hệ bạn bè.

B. Giúp đỡ trong học tập để cùng nhau tiến bộ.

C. Chia sẻ với nhau nhiều điều thú vị, bổ ích.

D. Tốn nhiều thời gian trong việc kết giao.

Câu 5: Đâu không phải là biểu hiện của người thích ứng tốt với thay đổi?

 

A. Y cảm thấy thật tự hào và hãnh diện về vẻ bề ngoài của mình.

B. L muốn lảng tránh người khác khi bạn có vết sẹo trên trán.

C. T thấy hạnh phúc khi anh trai của mình đã cưới vợ.

D. H luôn biết kiểm soát tiền ăn hàng tháng dù giá cả đã tăng.

Câu 6: Chấp nhận sự thay đổi là tất yếu có nghĩa là gì?

 

A. Cần xác định sự thay đổi là điều không thể tránh khỏi trong cuộc sống.

B. Trước những biến cố bất ngờ, cần biết kìm nén cảm xúc.

C. Giữ thái độ sợ hãi, lo lắng trước sự thay đổi.

D. Quyết định nhanh chóng để giải quyết thay đổi xảy ra.

Câu 7: Ý kiến nào sau đây đúng?

 

A. Người có tính ba phải là người thiếu tự tin

B. Người tự tin luôn cảm thấy mình nhỏ bé, yếu đuối.

C. Tính rụt rè làm cho con người dễ phát huy được khả năng của mình.

D. Thích ứng với thay đổi là trải nghiệm để trưởng thành hơn.

Câu 8: Điền vào chỗ chấm: “Những thay đổi có thể đến từ ... bên ngoài hay từ ... mỗi người.”

 

A. điều kiện; người thân.

B. hoàn cảnh; bản thân.

C. yếu tố; gia đình.

D. tác động; nội tâm.

Câu 9: Trong môi trường học tập mới, em không nên làm gì?

 

A. Chủ động bắt chuyện với mọi người.

B. Giúp đỡ bạn mới nếu bạn gặp khúc mắc trong việc học.

C. Chia sẻ với nhau những câu chuyện trên lớp cũng như ở nhà.

D. Xa lánh bạn bè có hoàn cảnh khó khăn.

Câu 10: Điền vào chỗ chấm: “Việc trang bị kĩ năng thích ứng với thay đổi chính là ... giúp mỗi cá nhân luôn vững tâm trong cuộc sống”.

 

A. thời điểm

B. bí quyết

C. chìa khóa

D. nút thắt

Câu 11: Khi có một sự thay đổi đột ngột, bạn thường xử lý như thế nào?

 

A. Hoảng loạn và không biết phải làm gì.

B. Tìm kiếm thông tin và lên kế hoạch thích ứng.

C. Chờ đợi và xem xét tình hình trước khi hành động.

D. Sợ hãi và nhờ người khác giúp đỡ.

Câu 12: Tại sao mỗi cá nhân cần phải thích ứng với sự thay đổi?

 

A. Việc thích ứng với sự thay đổi giúp cho bản thân tự nâng cao ý thức, lòng tự trọng của mỗi người.

B. Việc thích ứng với sự thay đổi bắt buộc con người phải phát triển theo hướng mà người đưa ra kỷ luật mong muốn.

C. Việc thích ứng với sự thay đổi giúp cho bản thân dễ dàng học tập và phát triển hơn.

D. Việc thích ứng với sự thay đổi giúp cho xã hội không có sự phân biệt đối xử, phân cấp giai tầng.

Câu 13: Em sẽ làm thế nào khi đối mặt với sự thất bại hoặc không thành công?

 

A. Nản lòng và từ bỏ.

B. Học từ kinh nghiệm và cố gắng lại.

C. Đổ lỗi cho người khác và hoàn toàn từ bỏ.

D. Nhờ sự trợ giúp của người khác để giúp mình vượt qua.

Câu 14: Hoàng đang học và làm việc ở nước Anh. Gần đây, Hoàng nghe tin mẹ ốm nặng và phải nhập viện. Hoàng rất nhớ và thương mẹ nhưng không thể về nhà với mẹ vì Hoàng đang dở dang công việc. Nếu là bạn thân của Hoàng, em sẽ làm gì để giúp Hoàng?

 

A. Khuyên Hoàng gác công việc lại và đặt vé bay về với mẹ.

B. Để Hoàng tự sắp xếp và giải quyết vì Hoàng đã lớn.

C. An ủi Hoàng và khuyên Hoàng nên bình tĩnh lại, hỏi thăm tình hình của mẹ để giải quyết tiếp vì ở nhà vẫn có người thân chăm sóc mẹ.

D. Ủng hộ cho Hoàng về quê thăm mẹ, công việc giao lại cho mình.

Câu 15: Tú và Linh là đôi bạn thân từ nhỏ. Một hôm, Linh tâm sự với Tú rằng Linh đã sống cùng bà nội từ nhỏ nhưng đợt này bà nội ốm nặng, sợ không qua khỏi và Linh không biết phải sống như thế nào nếu thiếu bà. Nếu em là Tú, em nên làm gì?

 

A. Bảo Linh nên nghỉ học để ở nhà với bà.

B. An ủi Linh, cần bình tĩnh đối diện với sự thật để vượt qua nỗi đau này.

C. Im lặng nhìn Linh khóc, vì không biết làm thế nào.

D. Nói với cô giáo để cô giúp Linh yêu đời trở lại.

Câu 16:Trong lớp học, Linh được khen là bạn nữ dịu dàng, khéo léo và không để mất lòng ai. Trong các buổi học nhóm, nếu có tranh luận xảy ra, mặc dù biết rõ ai đúng, ai sai nhưng Linh cũng không đưa ra ý kiến vì không muốn mất lòng các bạn. Theo em, Linh là người như thế nào?

 

A. Linh là người mạnh mẽ, quyết liệt.

B. Linh là người chưa được tự tin, chưa linh hoạt.

C. Linh là người có ý chí phấn đấu, có chí tiến thủ.

D. Linh là người chăm chỉ, cần cù.


Lời giải tham khảo

Câu 1: Câu tục ngữ: “Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo” khuyên chúng ta điều gì?
Đáp án: C. Tự tin.
Lý giải: Câu tục ngữ khuyên chúng ta khi gặp khó khăn, không nên bỏ cuộc mà phải giữ vững niềm tin và kiên trì vượt qua thử thách.

Câu 2: Thích ứng tốt với thay đổi là người như thế nào?
Đáp án: C. Điềm tĩnh, gan dạ.
Lý giải: Người có khả năng thích ứng tốt với thay đổi thường điềm tĩnh và gan dạ trong việc đón nhận và xử lý các tình huống mới.

Câu 3: Biện pháp nào không phải thích ứng với thay đổi trong cuộc sống?
Đáp án: A. Gió chiều nào hướng theo chiều đó.
Lý giải: "Gió chiều nào hướng theo chiều đó" là sự thụ động, không phải là cách thích ứng chủ động với thay đổi trong cuộc sống.

Câu 4: Việc làm quen được với bạn mới trong môi trường học tập mới, sẽ không giúp em:
Đáp án: D. Tốn nhiều thời gian trong việc kết giao.
Lý giải: Việc làm quen và kết bạn giúp tạo dựng mối quan hệ xã hội và không nên xem là tốn thời gian, mà là cơ hội học hỏi và phát triển.

Câu 5: Đâu không phải là biểu hiện của người thích ứng tốt với thay đổi?
Đáp án: A. Y cảm thấy thật tự hào và hãnh diện về vẻ bề ngoài của mình.
Lý giải: Người thích ứng tốt với thay đổi không tập trung vào vẻ bề ngoài mà là cách họ chấp nhận và điều chỉnh để phù hợp với hoàn cảnh.

Câu 6: Chấp nhận sự thay đổi là tất yếu có nghĩa là gì?
Đáp án: A. Cần xác định sự thay đổi là điều không thể tránh khỏi trong cuộc sống.
Lý giải: Chấp nhận sự thay đổi là việc hiểu rằng thay đổi là một phần tất yếu trong cuộc sống và cần sẵn sàng đón nhận.

Câu 7: Ý kiến nào sau đây đúng?
Đáp án: D. Thích ứng với thay đổi là trải nghiệm để trưởng thành hơn.
Lý giải: Thích ứng với thay đổi là một quá trình giúp con người học hỏi và trưởng thành, phát triển bản thân qua những thử thách.

Câu 8: Điền vào chỗ trống: “Những thay đổi có thể đến từ ... bên ngoài hay từ ... mỗi người.”
Đáp án: B. hoàn cảnh; bản thân.
Lý giải: Thay đổi có thể đến từ hoàn cảnh xung quanh hoặc từ chính bản thân mỗi người trong cách nhìn nhận và hành động.

Câu 9: Trong môi trường học tập mới, em không nên làm gì?
Đáp án: D. Xa lánh bạn bè có hoàn cảnh khó khăn.
Lý giải: Trong môi trường học tập mới, nên giúp đỡ bạn bè, đặc biệt là những bạn có hoàn cảnh khó khăn, thay vì xa lánh họ.

Câu 10: Điền vào chỗ trống: “Việc trang bị kĩ năng thích ứng với thay đổi chính là ... giúp mỗi cá nhân luôn vững tâm trong cuộc sống”.
Đáp án: C. chìa khóa
Lý giải: Kỹ năng thích ứng với thay đổi là chìa khóa giúp mỗi cá nhân duy trì sự ổn định và vững vàng trong cuộc sống.

Câu 11: Khi có một sự thay đổi đột ngột, bạn thường xử lý như thế nào?
Đáp án: B. Tìm kiếm thông tin và lên kế hoạch thích ứng.
Lý giải: Khi có sự thay đổi đột ngột, việc tìm kiếm thông tin và lập kế hoạch là cách chủ động và hiệu quả để thích ứng.

Câu 12: Tại sao mỗi cá nhân cần phải thích ứng với sự thay đổi?
Đáp án: C. Việc thích ứng với sự thay đổi giúp cho bản thân dễ dàng học tập và phát triển hơn.
Lý giải: Thích ứng với sự thay đổi giúp bản thân phát triển linh hoạt, dễ dàng học hỏi và phát triển trong mọi hoàn cảnh.

Câu 13: Em sẽ làm thế nào khi đối mặt với sự thất bại hoặc không thành công?
Đáp án: B. Học từ kinh nghiệm và cố gắng lại.
Lý giải: Sự thất bại là cơ hội học hỏi, việc học từ kinh nghiệm và tiếp tục cố gắng là cách tốt nhất để vượt qua thử thách.

Câu 14: Hoàng đang học và làm việc ở nước Anh. Gần đây, Hoàng nghe tin mẹ ốm nặng và phải nhập viện. Hoàng rất nhớ và thương mẹ nhưng không thể về nhà với mẹ vì Hoàng đang dở dang công việc. Nếu là bạn thân của Hoàng, em sẽ làm gì để giúp Hoàng?
Đáp án: C. An ủi Hoàng và khuyên Hoàng nên bình tĩnh lại, hỏi thăm tình hình của mẹ để giải quyết tiếp vì ở nhà vẫn có người thân chăm sóc mẹ.
Lý giải: Giúp Hoàng bình tĩnh và tiếp tục công việc, đồng thời luôn giữ liên lạc với gia đình để biết tình hình của mẹ.

Câu 15: Tú và Linh là đôi bạn thân từ nhỏ. Một hôm, Linh tâm sự với Tú rằng Linh đã sống cùng bà nội từ nhỏ nhưng đợt này bà nội ốm nặng, sợ không qua khỏi và Linh không biết phải sống như thế nào nếu thiếu bà. Nếu em là Tú, em nên làm gì?
Đáp án: B. An ủi Linh, cần bình tĩnh đối diện với sự thật để vượt qua nỗi đau này.
Lý giải: An ủi và giúp Linh bình tĩnh đối diện với tình huống sẽ giúp Linh vượt qua nỗi đau và giữ vững tinh thần.

Câu 16: Trong lớp học, Linh được khen là bạn nữ dịu dàng, khéo léo và không để mất lòng ai. Trong các buổi học nhóm, nếu có tranh luận xảy ra, mặc dù biết rõ ai đúng, ai sai nhưng Linh cũng không đưa ra ý kiến vì không muốn mất lòng các bạn. Theo em, Linh là người như thế nào?
Đáp án: B. Linh là người chưa được tự tin, chưa linh hoạt.
Lý giải: Linh thiếu tự tin và chưa linh hoạt trong việc đưa ra ý kiến của mình trong các tình huống cần sự rõ ràng.


Tìm kiếm tài liệu GDCD 9 tại đây.

Chia sẻ bài viết
Bạn cần phải đăng nhập để đăng bình luận
Top