Kiểm Tra công dân 8 cánh diều bài 5 Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Câu 1: Câu ca dao tục ngữ nào thể hiện kinh nghiệm quan sát tự nhiên của con người?

 

A. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống

B. Làm ruộng ăn cơm nằm, chăm tằm ăn cơm đứng

C. Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa

D. Của bền tại người

Câu 2: Môi trường có sự liên kết như thế nào đến cuộc sống của chúng ta?

 

A. Không liên quan gì đến cuộc sống của con người

B. Là điều kiện quan trọng, thiết yếu

C. Chỉ có chức năng cung cấp thức ăn cho con người

D. Môi trường không hề có ảnh hưởng gì đến cuộc sống của con người

Câu 3: Để phòng chống lũ lụt và thiệt hại do lũ lụt gây ra chúng ta cần làm gì?

 

A. Đốt rừng để làm nương rẫy

B. Chặt bỏ cây để lấy diện tích làm nhà sinh sống

C. Phủ xanh đồi trọc bằng cách trồng thêm cây

D. Thu hoạch các cây gỗ bán lấy tiền

Câu 4: Yếu tố nào sau đây không phải là tài nguyên thiên nhiên?

 

A. Dung dich HCL được điều chế trong phòng thí nghiệm

B. Rừng

C. Biển

D. Cá voi

Câu 5: Nhận định nào sau đây là đúng?

 

A. Môi trường và tài nguyên thiên nhiên tạo cuộc sống tinh thần, phương tiện sống, tạo ra cơ sở vật chất để con người có thể phát triển kinh tế

B. Tài nguyên thiên nhiên là nguồn tài sản không bao giờ cạn kiệt

C. Môi trường không có tác động đến cuộc sống hiện tại của con người

D. Tác động của con người không làm thay đổi hiện trạng vốn có của môi trường sống

Câu 6: Nhận định đúng nhất về tài nguyên rừng của nước ta hiện nay?

 

A. Tài nguyên rừng đang tiếp tục bị suy giảm cả về số lượng lẫn chất lượng

B. Dù tổng diện tích rừng đang được phục hồi nhưng chất lượng vẫn tiếp tục suy giảm

C. Tài nguyên rừng của nước ta đang được phục hồi cả về số lượng và chất lượng

D. Chất lượng rừng đã được phục hồi nhưng diện tích rừng đang giảm sút mạnh

Câu 7: Luật bảo vệ môi trường được Nhà nước ta ban hành lần đầu tiên vào?

 

A. Tháng 8 - 1991

B. Tháng 1 - 1994

C. Tháng 12 - 2003

D. Tháng 4 - 2007

Câu 8: Đối với đất ở miền núi phải bảo vệ bằng cách nào?

 

A. Đẩy mạnh du canh, bảo vệ vốn rừng

B. Nâng cao hiệu quả sử dụng, có chế độ canh tác hợp lí

C. Tăng cường bón phân, cải tạo thích hợp theo từng loại đất

D. Áp dụng tổng thể các biện pháp thủy lợi, canh tác nông – lâm

Câu 9: Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến sự suy giảm tài nguyên thiên nhiên ở nước ta là gì?

 

A. Chiến tranh (bom, đạn, chất hóa học)

B. Khai thác không theo một chiến lược nhất định

C. Công nghệ khai thác lạc hậu

D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 10: Đâu là khái niệm chỉ tài nguyên thiên nhiên?

 

A. Là những điều mà con người tạo ra phục vụ cho đời sống

B. Là những vật chất được xây dựng theo các thời kì phát triển của xã hội

C. Những của cải có sẵn trong tự nhân mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng phục vụ cho nhu cần sống của con người

D. Những điều không thể thay thế được trong tự nhiên

Câu 11: Các hành vi nào sau đây được cho phép thực hiện?

 

A. Che dấu hành vi khai thác rừng trái phép

B. Khai thác nguồn nước ngầm trái phép để kinh doanh

C. Xây dựng chuồng trại để chăn nuôi theo hộ gia đình đảm bảo vệ sinh, không gây ô nhiễm tiếng ồn

D. Săn bắt và bán các động vật hoang dã, quý hiếm

Câu 12: Vì sao chúng ta cần phải bảo vệ môi trường?

 

A. Cân bằng hệ sinh thái

B. Giảm thiểu các tác động tiêu cực do con người và thiên nhiên gây ra

C. Môi trường sống xanh sạch đẹp

D. Tất cả đáp án trên đều đúng

Câu 13: Vì sao chúng ta cần phải khai thác một cách hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên?

 

A. Vì chúng ta sẽ không dùng được hết chúng

B. Có thể gây ra lãng phí tài nguyên

C. Vì tài nguyên thiên nhiên không phải vô hạn, nếu không có biện pháp khai thác hợp lí sẽ gây cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên

D. Vì tài nguyên thiên nhiên mang lại nguồn lợi cực lớn cho sản xuất

Câu 14: Theo em các dịch bệnh của con người hiện nay chủ yếu do các loại hình ô nhiễm nào gây ra?

 

A. Ô nhiễm môi trường nước

B. Ô nhiễm không khí

C. Ô nhiễm tiếng ồn

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 15: Vì sao trong nông nghiệp không nên lạm dụng phân bón hóa học?

 

A. Làm biến đổi dưỡng chất trong đất canh tác, ảnh hưởng đến môi trường

B. Gây hai cho con người

C. Phá hủy môi trường sống của các con côn trùng có lợi

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 16: Những của cải có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng phục vụ cuộc sống của con người được gọi là?

 

A. Che dấu hành vi khai thác rừng trái phép

B. Khai thác nguồn nước ngầm trái phép để kinh doanh

C. Xây dựng chuồng trại để chăn nuôi theo hộ gia đình đảm bảo vệ sinh, không gây ô nhiễm tiếng ồn

D. Săn bắt và bán các động vật hoang dã, quý hiếm

Câu 17: Em có thể làm gì để giữ gì vệ sinh môi trường xung quanh trường học?

 

A. Cùng nhau dọn dẹp vệ sinh lớp học và xung quanh sân trường

B. Không vứt giấy rác bừa bãi ra sân trường

C. Trồng thêm cây xanh, hoa vào vườn trường cho không gian thêm xanh

D. Tất các ý trên đều đúng

Câu 18: Em có thể làm gì trong cuộc sống để góp phần bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?

 

A. Sử dụng tiết kiệm nước

B. Trồng thêm cây xanh khu vực mình sinh sống

C. Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 19: Là kiểm lâm trong một khu rừng lớn. Bác Minh thi thoảng đốn một vài cây gỗ quý để bán lấy tiền. Theo em, hành vi của bác Minh là đúng hay sai?

 

A. Hành vi của bác Minh là sai, bác không thực hiện tốt nhiệm vụ của mình còn trực tiếp gây ra các thiệt hại cho môi trường

B. Bác Minh thực hiện tốt nhiệm vụ mà mình được giao

C. Số gỗ mà bác Minh đem bán không quá nhiều để gây thiệt hại cho môi trường

D. Số cây gỗ trong môi trường rất nhiều nên chặt đi một vài cây gỗ quý thì không ảnh hưởng gì đến môi trường

Câu 20: Trên đường đi học về Ngọc và Khánh nhìn thấy một cô đem rác ra bờ hồ vứt. Ngọc muốn nên nhắc nhở cô không được đổ rác xung quanh hồ nhưng Khánh bảo làm vậy là vô lễ với người lớn và hơn nữa đó không phải trách nhiệm mà hai bạn cần phải quan tâm. Em có nhận xét như thế nào về tình huống trên?

 

A. Bạn Ngọc có ý thức bảo vệ môi trường, còn bạn Khánh thì chưa có ý thức

B. Cả hai bạn đều không có ý thức bảo vệ môi trường

C. Hành động của bạn Ngọc chưa có ý thức bảo vệ môi trường

D. Ngọc có ý thức bảo vệ môi trường, Khánh chưa phân biệt được đâu là việc nên làm để bảo vệ môi trường xung quanh

Câu 21: Theo em, hành động săn bắt các động vật hoang dã có tác động như thế nào đến môi trường?

 

A. Con vật không liên quan đến môi trường

B. Phá hủy sự đa dạng sinh thái

C. Mất đi sự cân bằng sinh thái

D. Cả B và C đều đúng

Câu 22: Nhà anh H trồng rau, trái vụ, nên sâu bệnh rất nhiều, sản lượng rau nhà anh H bị giảm đáng kể, các phương pháp bắt sâu thủ công như trước không giúp cải thiện được tình hình đáng kể. Biết được tình hình của nhà anh H, bà T giới thiệu anh sử dụng một chế phẩm hóa học diệt trừ sâu bệnh mới, rất hiệu quả, tuy nhiên rất độc hại nên bà T nhắc nhở anh phải mặc đồ bảo hộ đầy đủ khi sử dụng thuốc. Theo em, anh H có nên sử dụng phương pháp của bà T chỉ cho không?

 

A. Anh H không nên sử dụng loại sản phẩm diệt trừ hóa học độc hại mà bà T giới thiệu vì có thể diệt trừ cả các sinh vật có lợi cho cây trồng

B. Anh H không nên sử dụng thuốc mà bà T chỉ, anh nên sử dụng các loại thuốc hỗ trợ diệt trừ sâu bệnh thân thiện với môi trường để sử dụng vừa giúp bảo vệ môi trường mà còn bảo vệ sức khỏe của anh khi sử dụng thuốc cho cây trồng

C. Anh H nên sử dụng chế phẩm mà bà T giới thiệu để tăng hiệu quả diệt trừ sâu bệnh cho cây rau nhà mình

D. Đáp án A và B đúng

Câu 23: Thế hệ trẻ ngày nay phát triển cùng các tiến bộ khoa học kĩ thuật có thể làm điều gì để góp phần tuyên truyền rộng rãi các thông điệp bảo vệ môi trường rộng rãi đến mọi người?

 

A. Đi dọn dẹp vệ sinh ở nơi mà mình sinh sống

B. Cùng các bạn đi dọn dẹp vệ sinh sân trường

C. Thực hiện các dự án tuyên truyền về bảo vệ môi trường và đăng tải các sản phẩm lên các trang thông tin điện tử để nhiều người có thể truy cập

D. Tất cả các đáp trên đều đúng

Câu 24: Ngày môi trường thế giới là ?

 

A. 5/6.

B. 5/7.

C. 5/8.

D. 5/9.

Câu 25: Môi trường bao gồm các yếu tố nào dưới dây ?

 

A. Ngôi nhà.

B. Rừng.

C. Rác thải.

D. Cả A,B,C.

Câu 26: Toàn bộ các điều kiện tự nhiên, nhân tạo bao quanh con người, có tác động đến đời sống, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên được gọi là?

 

A. Tài nguyên thiên nhiên.

B. Thiên nhiên.

C. Tự nhiên.

D. Môi trường.

Câu 27: Những của cải có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng phục vụ cuộc sống của con người được gọi là?

 

A. Tài nguyên thiên nhiên.

B. Thiên nhiên.

C. Tự nhiên.

D. Môi trường.

Câu 28: Vai trò của môi trường và tài nguyên thiên nhiên đó là?

 

A. Tạo cơ sở vật chất để phát triển kinh tế, văn hóa.

B. Tạo cho con người phương tiện sinh sống.

C. Tạo cho con người phát triển trí tuệ, đạo đức, tinh thần.

D. Cả A,B,C.

Câu 29: Các hành vi vứt, thải, bỏ rác thải sinh hoạt không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng bị phạt bao nhiêu tiền?

 

A. 1.000.000đ – 2.000.000đ.

B. 2.000.000đ – 3.000.000đ.

C. 3.000.000đ – 4000.000.đ.

D. 3.000.000đ – 5.000.000đ.

Câu 30: Hành động nào là bảo vệ môi trường?

 

A. Phân loại rác, vứt rác đúng nơi quy định.

B. Trồng cây xanh.

C. Không sử dụng túi nilong.

D. Cả A,B,C.

Câu 1: Câu ca dao tục ngữ nào thể hiện kinh nghiệm quan sát tự nhiên của con người?
Đáp án: C. Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa
Giải thích: Đây là câu tục ngữ thể hiện kinh nghiệm dân gian về việc dự báo thời tiết dựa trên quan sát hiện tượng tự nhiên.

Câu 2: Môi trường có sự liên kết như thế nào đến cuộc sống của chúng ta?
Đáp án: B. Là điều kiện quan trọng, thiết yếu
Giải thích: Môi trường là yếu tố không thể thiếu, cung cấp tài nguyên và không gian sống cho con người.

Câu 3: Để phòng chống lũ lụt và thiệt hại do lũ lụt gây ra chúng ta cần làm gì?
Đáp án: C. Phủ xanh đồi trọc bằng cách trồng thêm cây
Giải thích: Trồng cây giúp cải thiện hệ sinh thái, ngăn chặn lũ lụt và xói mòn đất.

Câu 4: Yếu tố nào sau đây không phải là tài nguyên thiên nhiên?
Đáp án: A. Dung dịch HCL được điều chế trong phòng thí nghiệm
Giải thích: Dung dịch HCL là sản phẩm nhân tạo, không phải tài nguyên thiên nhiên.

Câu 5: Nhận định nào sau đây là đúng?
Đáp án: A. Môi trường và tài nguyên thiên nhiên tạo cuộc sống tinh thần, phương tiện sống, tạo ra cơ sở vật chất để con người có thể phát triển kinh tế
Giải thích: Đây là vai trò quan trọng nhất của môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

Câu 6: Nhận định đúng nhất về tài nguyên rừng của nước ta hiện nay?
Đáp án: A. Tài nguyên rừng đang tiếp tục bị suy giảm cả về số lượng lẫn chất lượng
Giải thích: Hiện nay, tình trạng phá rừng và suy giảm chất lượng rừng vẫn diễn ra nghiêm trọng.

Câu 7: Luật bảo vệ môi trường được Nhà nước ta ban hành lần đầu tiên vào?
Đáp án: B. Tháng 1 - 1994
Giải thích: Đây là thời điểm Việt Nam lần đầu ban hành luật bảo vệ môi trường.

Câu 8: Đối với đất ở miền núi phải bảo vệ bằng cách nào?
Đáp án: D. Áp dụng tổng thể các biện pháp thủy lợi, canh tác nông – lâm
Giải thích: Biện pháp tổng thể giúp cải thiện chất lượng đất và bảo vệ môi trường.

Câu 9: Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến sự suy giảm tài nguyên thiên nhiên ở nước ta là gì?
Đáp án: D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Giải thích: Sự suy giảm tài nguyên thiên nhiên có nhiều nguyên nhân, bao gồm chiến tranh, khai thác không khoa học, và công nghệ lạc hậu.

Câu 10: Đâu là khái niệm chỉ tài nguyên thiên nhiên?
Đáp án: C. Những của cải có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng phục vụ cho nhu cầu sống của con người
Giải thích: Đây là định nghĩa chính xác nhất về tài nguyên thiên nhiên.

Câu 11: Các hành vi nào sau đây được cho phép thực hiện?
Đáp án: C. Xây dựng chuồng trại để chăn nuôi theo hộ gia đình đảm bảo vệ sinh, không gây ô nhiễm tiếng ồn
Giải thích: Đây là hành vi không gây hại đến môi trường.

Câu 12: Vì sao chúng ta cần phải bảo vệ môi trường?
Đáp án: D. Tất cả đáp án trên đều đúng
Giải thích: Bảo vệ môi trường mang lại lợi ích toàn diện cho hệ sinh thái và cuộc sống con người.

Câu 13: Vì sao chúng ta cần phải khai thác một cách hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên?
Đáp án: C. Vì tài nguyên thiên nhiên không phải vô hạn, nếu không có biện pháp khai thác hợp lí sẽ gây cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên
Giải thích: Việc khai thác không khoa học dẫn đến cạn kiệt tài nguyên.

Câu 14: Theo em các dịch bệnh của con người hiện nay chủ yếu do các loại hình ô nhiễm nào gây ra?
Đáp án: D. Tất cả các đáp án trên
Giải thích: Ô nhiễm nước, không khí, tiếng ồn đều góp phần gây ra các bệnh tật cho con người.

Câu 15: Vì sao trong nông nghiệp không nên lạm dụng phân bón hóa học?
Đáp án: D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Giải thích: Phân bón hóa học gây hại cho đất, môi trường, và sức khỏe con người.

Câu 16: Những của cải có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng phục vụ cuộc sống của con người được gọi là?
Đáp án: A. Tài nguyên thiên nhiên
Giải thích: Đây là định nghĩa chính xác.

Câu 17: Em có thể làm gì để giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh trường học?
Đáp án: D. Tất cả các ý trên đều đúng
Giải thích: Các hành động này đều góp phần bảo vệ môi trường trường học.

Câu 18: Em có thể làm gì trong cuộc sống để góp phần bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?
Đáp án: D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Giải thích: Các hành động này giúp tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Câu 19: Là kiểm lâm trong một khu rừng lớn. Bác Minh thi thoảng đốn một vài cây gỗ quý để bán lấy tiền. Theo em, hành vi của bác Minh là đúng hay sai?
Đáp án: A. Hành vi của bác Minh là sai, bác không thực hiện tốt nhiệm vụ của mình còn trực tiếp gây ra các thiệt hại cho môi trường
Giải thích: Hành vi này vi phạm đạo đức nghề nghiệp và gây hại đến tài nguyên rừng.

Câu 20: Trên đường đi học về Ngọc và Khánh nhìn thấy một cô đem rác ra bờ hồ vứt. Em có nhận xét như thế nào về tình huống trên?
Đáp án: A. Bạn Ngọc có ý thức bảo vệ môi trường, còn bạn Khánh thì chưa có ý thức
Giải thích: Ngọc có nhận thức đúng về trách nhiệm bảo vệ môi trường, còn Khánh chưa hiểu đúng.

Câu 21: Theo em, hành động săn bắt các động vật hoang dã có tác động như thế nào đến môi trường?
Đáp án: D. Cả B và C đều đúng
Giải thích: Săn bắt động vật hoang dã gây phá hủy và mất cân bằng sinh thái.

Câu 22: Nhà anh H trồng rau, trái vụ. Anh H có nên sử dụng chế phẩm hóa học độc hại không?
Đáp án: D. Đáp án A và B đúng
Giải thích: Anh H nên sử dụng phương pháp thân thiện với môi trường để đảm bảo sức khỏe và bảo vệ hệ sinh thái.

Câu 23: Thế hệ trẻ ngày nay phát triển cùng các tiến bộ khoa học kỹ thuật có thể làm gì để góp phần bảo vệ môi trường?
Đáp án: D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Giải thích: Các hành động này đều giúp tuyên truyền và bảo vệ môi trường hiệu quả.

Câu 24: Ngày môi trường thế giới là?
Đáp án: A. 5/6
Giải thích: Đây là ngày được Liên Hợp Quốc chọn để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường toàn cầu.

Câu 25: Môi trường bao gồm các yếu tố nào dưới đây?
Đáp án: D. Cả A, B, C
Giải thích: Môi trường bao gồm tất cả yếu tố tự nhiên và nhân tạo xung quanh con người.

Câu 26: Toàn bộ các điều kiện tự nhiên, nhân tạo bao quanh con người được gọi là?
Đáp án: D. Môi trường
Giải thích: Đây là định nghĩa chính xác của môi trường.

Câu 27: Những của cải có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến được gọi là?
Đáp án: A. Tài nguyên thiên nhiên
Giải thích: Đây là khái niệm chính xác.

Câu 28: Vai trò của môi trường và tài nguyên thiên nhiên?
Đáp án: D. Cả A, B, C
Giải thích: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên có vai trò toàn diện đối với cuộc sống.

Câu 29: Các hành vi vứt, thải, bỏ rác thải không đúng nơi quy định bị phạt bao nhiêu tiền?
Đáp án: B. 2.000.000đ – 3.000.000đ
Giải thích: Đây là mức phạt được quy định để tăng tính răn đe.

Câu 30: Hành động nào là bảo vệ môi trường?
Đáp án: D. Cả A, B, C
Giải thích: Các hành động này đều góp phần bảo vệ môi trường.

Tìm kiếm tài liệu GDCD 8 tại đây

Chia sẻ bài viết
Bạn cần phải đăng nhập để đăng bình luận
Top