Giải BT SGK Sinh học 11 Chân trời sáng tạo BÀI 23. KHÁI QUÁT VỀ SINH SẢN Ở SINH VẬT

Mở đầu: Ở ong mật, ong cái có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n) trong khi ong đực lại có bộ nhiễm sắc thể đơn bội (n). Nguyên nhân nào đã dẫn đến sự khác nhau về bộ nhiễm sắc thể ở ong đực và ong cái?

Sự khác nhau về bộ nhiễm sắc thể giữa ong đực và ong cái được giải thích do hình thức sinh sản đặc biệt của chúng. Ong đực được sinh ra từ trứng chưa được thụ tinh (sinh sản vô tính), do đó chỉ mang bộ nhiễm sắc thể đơn bội (n). Trong khi đó, ong cái được sinh ra từ trứng đã thụ tinh (sinh sản hữu tính), do đó mang bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n).

I. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA SINH SẢN Ở SINH VẬT

Hoạt động 1: Những ví dụ nào sau đây là sinh sản ở sinh vật? Giải thích

a. Tôm, cua mọc lại càng sau khi bị gãy

Việc tôm, cua mọc lại càng sau khi bị gãy không phải là sinh sản vì quá trình này chỉ là một hình thức tái sinh tế bào, không liên quan đến việc tạo ra cá thể mới.

b. Voi mẹ sinh ra voi con

Đây là một hình thức sinh sản hữu tính, vì voi con được tạo ra từ sự kết hợp giữa trứng và tinh trùng của voi bố và voi mẹ.

c. Cây cam ra hoa, kết trái

Hiện tượng này là một phần của quá trình sinh sản hữu tính ở thực vật, trong đó quả cây được tạo ra từ sự thụ phấn và thụ tinh của hoa.

d. Cây đậu phát triển từ hạt đậu

Quá trình này cũng là một hình thức sinh sản hữu tính vì hạt được tạo ra từ quá trình thụ phấn và thụ tinh.

Luyện tập: Cho ví dụ về một số sinh vật (động vật, thực vật) có hình thức sinh sản vô tính, sinh sản hữu tính

Hình thức sinh sản vô tính: ở động vật, ruột khoang như thuỷ tức sinh sản bằng cách nẩy chồi; ở thực vật, khoai tây sinh sản bằng mẪu hoặc củ sản.

Hình thức sinh sản hữu tính: ở động vật, chó và mèo sinh sản thông qua quá trình giao phối; ở thực vật, cây xoài ra quả từ hoa sau quá trình thụ phấn.

II. CÁC DẤU HIỆU ĐẬC TRƯNG CỦA SINH SẢN Ở SINH VẬT

Hoạt động 2: Quan sát Hình 23.2 và 23.4, hãy xác định các dấu hiệu đặc trưng trong quá trình sinh sản ở dâu tây và người.

Trong quá trình sinh sản ở dâu tây, một dấu hiệu đặc trưng là khả năng sinh sản vô tính bằng cách tạo ra cây con từ cây mẹ thông qua thân rạng. Trong khi đó, quá trình sinh sản ở người mang tính hữu tính với sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng, dẫn đến sự tạo thành phôi và phát triển thai nhi.

Vận dụng: Nhiều loài sinh vật trong tự nhiên (ruột khoang, trùng sốt rét,...) có thể sinh sản vô tính hoặc sinh sản hữu tính tùy theo từng giai đoạn phát triển, điều kiện môi trường,... điều này có ý nghĩa quan trọng với các loài sinh vật đó. Trong điều kiện môi trường thuận lợi, sinh sản vô tính giúp tăng nhanh số lượng cá thể. Trong khi đó, sinh sản hữu tính giúp tăng tính đa dạng di truyền, tăng khả năng thích nghi và đối phó với những thay đổi trong môi trường.

Tìm kiếm tài liệu học tập Sinh Học 11

Chia sẻ bài viết
Bạn cần phải đăng nhập để đăng bình luận
Top