Diễn Biến Chính Cuộc Khởi Nghĩa Tây Sơn
Mùa xuân năm 1771, cơn bão táp cách mạng của nông dân và các tầng lớp nhân dân dưới sự tổ chức, lãnh đạo của ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ nổ ra ở ấp Tây Sơn, phủ Quy Nhơn (Bình Định).
Từ căn cứ Tây Sơn, nghĩa quân tiến xuống đồng bằng giải phóng các làng xã, các huyện lỵ. Bọn quan lại, cường hào, ác bá bị trừng trị. Của cải của chúng và lương thực của cải trong kho nhà nước phong kiến bị tịch thu chia cho dân nghèo. Mọi thứ thuế được tuyến bố bãi bỏ, nhữung người bị giam cầm trong nhà ngục được giải phóng. Nhân dân các địa phương nô nức tham gia khởi nghĩa, trong đó có cả các thương nhân ở các thành thị. Một số nho sĩ tiến bộ, một số quan lại, thổ hào lớp dưới đã sớm tham gia khởi nghĩa. Cuộc khởi nghĩa phát triển nhanh chóng với khí thế hết sức mạnh mẽ.
Năm 1773, Nguyễn Nhạc đánh chiếm vùng đất Kiến Thành, Thạch Thành, Bồng Sơn, Tuy Viễn... để xây dựng căn cứ. Sau đó, ông tổ chức hạ thành Quy Nhơn và giải phóng được vùng đất Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Khang... Năm 1774, chúa Nguyễn đưa một cánh quân từ Quảng Nam đánh vào và một cánh quân khác từ Gia Định đánh ra Bình Định. Nhân cơ hội này, chúa Trịnh Sâm sai Hoàng Ngũ Phúc đưa 3 vạn quân vượt sông Gianh Nam tiến và chiếm được thành Phú Xuân vào đầu năm 1775. Nguyễn Nhạc chia quân 2 đường thủy - bộ đánh ra Quảng Nam. Bị đánh cả 2 mặt, chúa Nguyễn Phúc Thuần vượt biển chạy trốn vào Gia Định. Tháng 2-1775, quân Trịnh vượt đèo Hải Vân đánh nhau dữ dội với quân Tây Sơn. Nguyễn Nhạc rút về Quy Nhơn trong tình thế “lưỡng đầu thọ địch”.
Mùa thu năm 1773, nghĩa quân hạ thành Quy Nhơn rồi tiến ra chiếm Quảng Ngãi, tiến vào giải phóng Phú Yên, Bình Thuận. Sau khi điều đình tạm hoà hoãn với quân Trịnh ở mặt Bắc để tập trung diệt quân Nguyễn ở phía nam, liên tục các năm 1776, 1777, 1778, 1782, 1785, 5 lần quân Tây Sơn tiến công vào Gia Định. Cả 5 lần quân Nguyễn đều thất bại, lực lượng bị tan rã phải chạy trốn ra các hải đảo sang sống lưu vong bên đất Xiêm. Chính quyền họ Nguyễn cát cứ trên 200 năm bị đánh đổ. Phong trào Tây Sơn đã giải phóng hầu hết đất Đàng Trong.
Nguyễn Nhạc giảng hòa với chúa Trịnh ở miền Bắc, tập trung vào chiến trường phía Nam đánh chúa Nguyễn. Nguyễn Nhạc cử em trai là Nguyễn Huệ (lúc này 23 tuổi) dẫn 1 đạo binh vào Phú Yên đánh chúa Nguyễn. Bằng tài năng quân sự, Nguyễn Huệ đã đánh tan toàn bộ hệ thống phòng ngự của chúa Nguyễn tại khu vực Phú - Khánh. Đầu năm 1776, Nguyễn Nhạc sai Nguyễn Lữ đánh vào Gia Định, chúa Nguyễn Phúc Thuần chạy trốn về Bà Rịa. Tháng 10 cùng năm, con trai chúa Nguyễn là Nguyễn Phúc Dương chiếm lại Gia Định. Tháng 9-1777, Nguyễn Phúc Dương bị Nguyễn Huệ bắt và đưa ra xử chém, còn Nguyễn Phúc Thuần chạy sang cầu viện nhà Thanh nhưng bị quân Tây Sơn bắt, đem đi giết. Nguyễn Ánh chạy ra biển cầu cứu các thế lực ngoại bang để phục quốc. Năm 1778, Nguyễn Nhạc lên ngôi hoàng đế lấy hiệu là Thái Đức. Được sự giúp sức của Pháp, Bồ Đào Nha, Nguyễn Ánh đánh chiếm lại Gia Định. Năm 1782, Nguyễn Huệ vào Nam lần thứ 3, Nguyễn Ánh chạy sang Xiêm La xin cầu viện. Vua Xiêm sai 5 vạn quân sang xâm lược nước ta nhưng đã bị Nguyễn Huệ đánh tan tại trận Rạch Gầm - Xoài Mút vào năm 1785.
Sau khi đánh tan 5 vạn quân Xiêm can thiệp xâm lược, từ tháng 6/1786, quân Tây Sơn chuyển hoạt động ra hướng Bắc. Trong vòng 10 ngày, quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy đã đánh tan 3 vạn quân Trịnh (mới vượt sông Gianh vào chiếm Phú Xuân của họ Nguyễn), giải phóng toàn bộ đất Đàng Trong. Thừa thắng, Nguyễn Huệ quyết định tiến quân ra Bắc.
Tình hình Bắc Hà lúc này đang rối loạn. Chính quyền Lê - Trịnh mục nát cực độ. Binh lính thì đang tan rã, lưu manh hoá và nổi loạn. Quân Tây Sơn với hơn 1.000 chiến thuyền vượt biển đánh chiếm vùng Nam Định rồi tiến thẳng về giải phóng Thăng Long ngày 21/7/1786. Như thế chỉ chưa đầy một tháng, bằng cuộc tiến công vũ bão, quân Tây Sơn đã đập tan lực lượng quân sự của họ Trịnh, lật đổ chính quyền họ Trịnh tồn tại gần 300 năm, giải phóng Đàng Ngoài.
Cuộc khởi nghĩa nông dân Tây Sơn là sự quật khởi của các tầng lớp nhân dân bị áp bức đứng lên lật đổ các thế lực phong kiến thống trị suy tàn, phản dân, hại dân, đảm nhiệm sứ mệnh của dân tộc khôi phục quốc gia thống nhất, đánh bại các đạo quân xâm lược, bảo vệ nền độc lập của đất nước.
Các nhà nghiên cứu lịch sử đánh giá, cuộc khởi nghĩa nông dân Tây Sơn là sự quật khởi của các tầng lớp nhân dân bị áp bức đứng lên lật đổ thế lực phong kiến thống trị suy tàn, phản dân, hại nước. Phong trào nông dân Tây Sơn đã xóa bỏ sự thống trị của chúa Nguyễn ở đàng Trong, chúa Trịnh ở đàng Ngoài và mở đường cho quá trình thống nhất đất nước sau nhiều thời kỳ bị chia cắt. Bằng tài năng quân sự, Nguyễn Huệ và anh em Tây Sơn đã đưa cuộc khởi nghĩa nông dân đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác trong khoảng thời gian rất ngắn. Những thắng lợi đó đã khẳng định sức mạnh của giai cấp nông dân và cuộc chiến tranh nông dân của nước ta ở thế kỷ XVIII và mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc ta trên vũ đài quốc tế.
THAM KHẢO THÊM CÁC CHUYÊN ĐỀ, TÀI LIỆU HỌC TẬP LIÊN QUAN ĐẾN LỊCH SỬ TẠI: tailieuthi.net