CHỦ ĐỀ . KHIÊM TỐN –
KHIÊM NHƯỜNG
Một Số Đề Bài Tham Khảo
Đề 1: “Nhờ rất nhiều số 0 đi theo mà số 1 thành người khổng lồ. Thành khổng lồ, số 0 vinh dự lắm, đi đâu cũng kể lể và vỗ ngực rằng: Ta khổng lồ”. Từ câu chuyện trên, bàn về sự tự cao và khiêm tốn.
Đề 2: Louisa May Alcott có lần nói rằng: “Sự kiêu căng làm hỏng cả những thiên tài tốt đẹp nhất”. Trình bày quan điểm của anh/chị về câu nói trên.
Đề 3: Người khiêm nhường không bao giờ cho rằng mình là nhà vô địch. Bàn về ý kiến trên trong đoạn văn khoảng 200 chữ.
Đề 4: Ngạn ngữ Anh có câu: “Tri thức làm ta khiêm tốn, ngu si làm ta kiêu ngạo”. Bàn về ý kiến trên trong đoạn văn khoảng 200 chữ.
Đề 5: Người xưa có câu: “Khiêm tốn mười người thành công đến chín, kiêu ngạo thì mười người thất bại cả mười”. Bàn về ý kiến trên.
Dẫn Chứng Có Thể Sử Dụng
Bác Hồ là một tấm gương về sự khiêm tốn. Dù là Chủ tịch nước, bác sống giản dị, gần gũi với dân. Ngày 19/5/1947, dù đang trong chiến tranh, Bác đã dành bó hoa rừng tặng người cấp dưỡng đã mất thay vì nhận hoa mừng sinh nhật mình.
Albert Einstein: Dù là nhà bác học vĩ đại, ông luôn khiêm tốn trước lời khen ngợi, sống một cuộc đời giản dị và khiêm nhường.
Christy Walton: Là người giàu thứ 9 thế giới, bà nổi tiếng vì các hoạt động từ thiện và lối sống giản dị. Dù sở hữu tài sản khổng lồ, bà vẫn sống khiêm tốn, không xa hoa và dạy con cái giá trị của giáo dục bình thường.
Chuck Feeney: Một doanh nhân người Mỹ gốc Ireland, đã cho đi phần lớn tài sản của mình và sống một cuộc đời khiêm tốn. Ông không sở hữu những món đồ đắt tiền, và luôn chọn loại rượu vang rẻ nhất khi ăn ngoài.
Viên Liễu Hoàng: Viên quan thời Minh đã nói về các quy luật của vũ trụ, trong đó quy luật về sự khiêm tốn rất quan trọng. Kinh dịch dạy rằng: "Kiêu ngạo bị trừng phạt, khiêm tốn được ban phước". Các quy luật từ thiên, địa, quỷ, thần, nhân đều bênh vực sự khiêm tốn.
Kinh Thư: Dạy rằng "Tự mãn gây thiệt thòi, Tự khiêm được ích lợi". Những người thi đậu thường thể hiện sự khiêm tốn và không tự mãn.